Áp xe vú : những điều cần biết và cách chữa trị

Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào tuyến vú trực tiếp có thể gây nên các bệnh như áp xe vú. Bệnh này để lại vô cùng nhiều ngu hiểm cho chị em. Bởi vậy câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân do đâu hay cách điềm trị nó. Thấu hiểu được tâm tư đó, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin liên quan tới mọi người.

Áp xe vú có nguy hiểm hay không
Áp xe vú có nguy hiểm hay không

Áp xe vú là gì ?

Áp xe vú là bệnh khá nguy hiểm vì nó để lại những biến chứng cho phụ nữ. Đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai hay cho con vú. Vì đây là khoảng thời gian vi khẩn rất dễ xâm nhập qua tuyến vú. Bệnh cũng có thể xảy ra với những phụ nữ có vòng ngực lớn. Hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Áp-xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ có hạch. Ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú.

Áp xe vú là gì ?
Áp xe vú là gì ?
Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu thường gặp như:
  • Bệnh nhân sốt cao, rét run.
  • Vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm. Có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
  • Khi siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
  • Xét nghiệm công thức máu : bạch cầu trung tính tăng
  • Xét nghiệm CRP (C – reactive protein) tăng.
  • Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú
Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu thường gặp
Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến áp xe vú

Để có phương pháp điều trị hiệu quả, cần tìm ra nguyên nhân chính xác

  • Á xe vú gặp ở cả nam và nữ, do vi khuẩn gây ra. Trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu. Ít gặp hơn là phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí.
  • Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm do ốm đau, ăn uống thiếu chất. Thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi…
Nguyên nhân có thể vì cơ thể mệt mỏi
Nguyên nhân có thể vì cơ thể mệt mỏi
Bên cạnh đó, áp xe vú còn xảy ra với bà mẹ sau sinh khi:
  • Tắc tia sữa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này. Khi tắc tia sữa xảy ra đồng nghĩa sữa không thoát ra ngoài, tạo thành cục trong thời gian lâu. Trong khí đó, sữa vẫn tiếp tục đang tạo ra, gây tình trạng căng ống dẫn sữa. Tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú.
  • Không thực hiện hút sữa: nhiều mẹ không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú xong gây ra tình trạng ứ đọng sữa.
  • Ngực thường xuyên chịu áp lực: do thói quen, một số chị em phụ nữ hay mặc áo quá chật hoặc hay địu bé trước ngực. Việc này tạo một áp lực lớn lên bầu ngực, một trong nguyên nhân gây tắc tia sữa, dẫn đến áp xe vú.
  • Cho bé bú không đúng cách: nhiều bé sẽ có hiện tượng ngậm đầu vú quá lâu, thậm chí cắn gây trầy xước núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nếu tồn tại trong thời gian dài.
  • Mẹ bị căng thẳng: stress là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin nên dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực.
Thường xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú
Thường xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú

Biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này

Áp xe vú có 2 giai đoạn: khởi phát và tạo thành áp xe. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến đau nhức trong tuyến vú, sau đó lan sang bả vai, cánh tay. Khi bệnh chuyển biến nặng, sang giai đoạn tạo thành áp xe:

  • Vùng da áp xe sẽ căng nóng, sưng tím, núm vú tụt, bắt đầu nổi viêm hạch, gây đau nhức, khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sữa cho con khi núm vú chảy mủ, có mùi hôi xuất hiện ở sữa hoặc gây mất sữa khi áp xe vú tự vỡ.
  • Cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, sụt cân nhanh, gầy yếu.
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng do liên tục trải qua các cơn đau đầu, tâm trạng lo lắng.
  • Gặp các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, suy thận, hoại tử các chi khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú lan sang các mạch máu dẫn đi khắp cơ thể.
 Biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này
Biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này

Các cách điều trị hiện nay

Để căn bệnh này hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Cần phải có sự điều trị từ bác sĩ
Cần phải có sự điều trị từ bác sĩ
Phòng bệnh ở phụ nữ

Muốn tránh áp-xe vú trong thời kỳ cho bú. Cần giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú trước và sau khi cho con bú. Cho trẻ bú đúng cách, không cho ngậm nhai vú lâu. Tránh làm sây sát, rạn nứt đầu núm vú, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa.

Những thông tin trên mong có thể giúp ích cho mọi người. Nếu thấy các dấu hiệu như trên nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN