Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Bệnh áp xe vú – Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh

11/02/2023

Áp xe vú là một nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp đối với phụ nữ trong thời kỳ sau sinh đẻ và cho con bú. Áp xe vú nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hoại tử vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nhiễm khuẩn huyết đặc biệt có thể dẫn đến ung thư hóa.

Áp xe vú là bệnh gì?

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:

Áp xe vú là một nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra

Dấu hiệu khi bị áp xe vú

Dấu hiệu bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh:

Ở giai đoạn viêm:

Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Biểu hiện là vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, nổi hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.

Giai đoạn tạo thành áp xe:

Có một hay nhiều ổ áp xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên. Gồm có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn. Vùng da trên vú thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Áp xe vú nếu không được điều trị sẽ tự vỡ hoặc hoại tử. Và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như viêm xơ tuyến vú mạn tính, nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm đến tính mạng khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

Do đó bạn không nên chủ quan, tự ý điều trị tại nhà mà cần đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Theo đó, tùy mức độ, bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc can thiệp như chích rạch hay chọc hút.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cần tới CSYT chuyên khoa để thăm khám và thực hiện kiểm tra:

Khám lâm sàng: 
Siêu âm vú: 
Xét nghiệm công thức máu: 

Điều trị Áp xe vú

Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

Các bước tiến hành chích rạch áp xe

Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú

Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.

Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, suy thận. Đặc biệt nặng hơn là gây hoại tử các chi… Đó đều là những biến chứng rất nguy hiểm.

Tốt hơn hết là bạn không nên chủ quan tự ý chữa trị mà cần đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ khi thấy cơ thể xuất hiệu triệu chứng của bệnh lý này. Tham khảo website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề phụ khoa. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay.

Exit mobile version