Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Những lưu ý về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng hẳn là gây ra nhiều nỗi lo lắng cho cha mẹ các bé. Bởi nó sẽ khiến bé quấy khóc, sốt cao không hạ nhiều ngày liền. Mặc dù có thể nói đây là bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp,… thậm chí là tính mạng của trẻ. Bởi vậy bài viết này sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết về bệnh tay chân miệng.

Những lưu ý về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là gì ?

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ro do virus. Có biểu hiện thường gặp là :

Hầu hết các các ca bệnh đều không diễn biến trở nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể bỏ qua độ 2 và bước vào luôn độ 3 vô cùng nguy hiểm chỉ trong nửa ngày. Bởi vậy cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến trẻ

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất. Với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Các virus này sống trong đường tiêu hóa. Và lây từ người này sang người khác. Qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh. Rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… Sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Như đã nói ở trên, tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Nên việc nhận diện các triệu chứng bệnh vô cùng quan trọng. Về lâm sàng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh có thể được nhận biết qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.

Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Tay chân miệng hiện đang là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bởi các triệu chứng đa dạng và biến chứng nặng nề của bệnh. Đáng lưu ý, bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp, cụ thể:

Người bệnh có khả năng lan truyền virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần. Ngay cả sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn. Tức là đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây lan qua người khác.

Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp

Do lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời. Những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay

Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu

Các biện pháp phòng ngừa cho trẻ

Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

Các biện pháp phòng ngừa cho trẻ

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Exit mobile version