Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đặt vòng tránh thai là gì? Ưu nhược điểm và thời gian đặt phù hợp

04/02/2023

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai phổ biến và được coi là lí tưởng bởi hiệu quả tránh thai lên đến 95 – 97%. Đặt vòng tránh thai là 1 thủ thuật nhỏ, không gây đau cho người đặt. Do đó, có rất nhiều chị em lựa chọn đặt vòng làm phương pháp tránh thai an toàn.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai (tên tiếng Anh là Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ nhỏ thường có hình chữ T được đưa vào tử cung của người phụ nữ với tác dụng tránh thai tạm thời. Hiện nay có 2 loại vòng phổ biến và được sử dụng rộng rãi là:

Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ

Đặt vòng tránh thai

Đây là một phương pháp tránh thai an toàn được nhiều người sử dụng vì hiệu quả tránh thai cao. Hiện nay quá trình việc đặt vòng ngừa thai khá nhanh gọn. Phương pháp được thực hiện trong khoảng từ 1 – 2 giờ tại các cơ sở y tế, bệnh viện cơ sở và trung ương.

Hiệu quả của vòng tránh thai

Những điều cần lưu ý:

Cơ chế hoạt động

Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại lớp niêm mạc tử cung. Từ đó làm thay đổi về sinh hóa tế bào nội mạc và tạo ra điều kiện không thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ.

Đối với loại dụng cụ tử cung chứa đồng hoạt động theo cơ chế:

Đối với vòng tránh thai có chứa nội tiết:

Quy trình đặt vòng tránh thai

Bước 1: Trước khi đặt vòng tránh thai

Trước khi quyết định đặt vòng, hãy tìm hiểu kỹ những ưu, nhược điểm của phương pháp tránh thai này và đối chiếu với bản thân.

Bước 2: Đặt vòng tránh thai

Bác sĩ sẽ thực hiện đặt vòng tránh thai bằng cách chèn 2 ngón tay vào âm đạo. Tay kia bác sĩ sẽ đặt trên bụng bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan vùng chậu.

Từ đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai. Bác sĩ sẽ mở âm đạo ra bằng cách sử dụng một dụng cụ y tế (dụng cụ mỏ vịt). Sau đó sẽ khử trùng để làm sạch âm đạo và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần thiết chỉ định thuốc gây tê có thể được đưa ra. Cuối cùng, vòng tránh thai được luồn qua cổ tử cung. Khi đến tử cung, vòng tránh thai sẽ mở ra thành hình chữ T.

Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu khi đặt vòng, nhưng toàn bộ quy trình chỉ mất vài phút. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy thoải mái và có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày sau khi đặt vòng. Sau khi đeo sẽ được đề nghị mang theo băng vệ sinh trong trường hợp bị chảy máu.

Bước 3: Sau khi đặt vòng tránh thai

Nếu bị chảy máu quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nên kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để đảm bảo là vòng vẫn được đặt đúng chỗ.

Hướng dẫn tự kiểm tra vòng tránh thai

Chống chỉ định đặt vòng tránh thai cho những ai?

Tuy có nhiều ưu điểm và tỷ lệ tránh thai cao nhưng vẫn có trường hợp chống chỉ định sử dụng vòng tránh thai:

Nên đặt vòng tránh thai khi nào?

Căn cứ vào cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu của mỗi người phụ nữ để lựa chọn thời điểm đặt vòng tránh thai, đặt vòng tránh thai khi nào cho phù hợp, cụ thể:

Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, bình thường thì đặt vòng tránh thai khi nào phù hợp

Tốt nhất nên đặt vòng tránh thai sau khi sạch kinh từ 3 – 7 ngày. Lúc này, cổ tử cung khá mềm và vẫn còn mở hé nên khá dễ dàng đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung cũng như thực hiện thủ thuật đặt vòng.

Quá trình thực hiện cũng ít gây đau hơn, cũng ít ra máu âm đạo hơn

Đối với những phụ nữ mới sảy thai hoặc phá thai

Trường hợp sảy thai, nạo hay dùng thuốc bỏ thai, cổ tử cung lúc này sẽ lỏng lẻo hơn. Nhờ đó việc thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai khá là đơn giản và dễ dàng.

Tuy nhiên, để bảo vệ cổ tử cung một cách tốt nhất, hãy đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên kết thúc và sạch kinh rồi mới thực hiện thủ thuật. Bởi lúc này chu kỳ kinh nguyệt đã trở về bình thường và buồng tử cung đã sạch sẽ.

Đối với những phụ nữ sau sinh thường

Với chị em sinh thường, thời điểm có thể đặt vòng là sau khi kết thúc giai đoạn hậu sản. Cụ thể với chị em sau sinh thường thì thời gian đặt vòng tránh thai là khi nào?

– Nếu kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau 3 tháng khi sinh, hãy thực hiện đặt vòng sau khi sạch kinh từ 3 – 7 ngày.

– Nếu sau 3 tháng khi sinh, kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện hoặc có hiện tượng tắc kinh kéo dài trong thời gian cho con bú thì bạn cần tiến hành kiểm tra loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm trước đã.

Nếu không phải là do có thai thì bác sỹ có thể liên tục tiêm progesterone trong 3 ngày, chờ cho xuất huyết hết rồi sau đó 3 – 7 mới tiến hành thủ thuật. Lưu ý không được muộn quá 7 ngày.

– Nếu sản dịch sau khi sinh vẫn ra nhiều, tử cung có hiện tượng chảy máu thì cần lùi thời gian đặt lại khoảng nửa năm sau.

Đặt vòng tránh thai an toàn không?

Nhiều chị em thắc mắc liệu đặt vòng tránh thai có an toàn không, việc đặt có ảnh hưởng đến tử cung hay những ưu điểm và nhược điểm nào của phương pháp tránh thai này như thế nào.

Đặt vòng tránh thai có an toàn không?
Ưu điểm
Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì sử dụng các dụng cụ tử cung để tránh thai cũng có nhược điểm như:

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng vòng tránh thai là?

Các tác dụng phụ có thể gặp là bị rong kinh, ra máu nhiều hơn và đau bụng. Khí hư cũng ra nhiều hơn. Một số người còn cảm thấy hơi bị chuột rút sau khi đặt vòng.
Nên tới gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

– Dây vòng bị rơi hoặc bị tuột vòng hoặc mất vòng.

– Đau sau khi quan hệ tình dục.

– Máu kinh ra quá nhiều và kéo dài.

– Khí hư có mùi khó chịu.

– Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai.

– Bị sốt hơn 38 độ C.

Chị em hãy sáng suốt khi lựa chọn địa chỉ đặt vòng cho mình. Nên thực hiện đặt vòng tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề, kỹ thuật vô trùng cao và vòng tránh thai chất lượng để nhằm đảm bảo sức khỏe. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những lựa chọn hàng đầu, là cơ sở đáp ứng những tiêu chí trên. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được các y bác sĩ tư vấn và chăm sóc.

Exit mobile version