Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đau đáy chậu sau sinh – Những thông tin bạn cần nắm rõ

13/02/2023

Đau đáy chậu sau sinh là một trong những vấn đề phổ biến ở các chị em phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng chậu sau sinh, liên quan đến cả quá trình mang thai và sự chuyển dạ. Dưới đây là một số biện pháp giúp sản phụ giảm đau.

Đáy chậu là gì?

Đáy chậu là khu vực giải phẫu giữa niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu còn có cửa mình. Trong quá trình sinh, một số phụ nữ sẽ cần phải cắt tầng sinh môn để giúp em bé đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều này cũng khiến bà mẹ bị đau vùng đáy chậu sau sinh và cần một số biện pháp để giúp làm giảm đau.

Đáy chậu là khu vực giải phẫu giữa niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và hậu môn

Nguyên nhân đau đáy chậu sau sinh

Đau vùng xương chậu sau sinh là một tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương chậu sau sinh. Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào nó cũng mang đến sự khó chịu cho các mẹ.

Sinh thường qua đường âm đạo gây áp lực rất lớn lên đáy chậu. Vì phải giãn ra để đủ kích thước so với đầu của em bé đi qua.

Nếu bạn sinh thường mà không rách tầng sinh môn, đáy chậu của bạn có thể chỉ bị sưng hoặc đau đáy chậu. Bạn có thể sẽ cảm thấy ổn trong vòng một tuần hoặc thậm chí chỉ sau sinh một hoặc hai ngày.

Nhưng đáy chậu của bạn có thể bị rách khi sinh con hoặc bác sĩ sẽ cần phải rạch tầng tầng sinh môn để mở rộng đường hơn cho đầu của em bé đi qua. Những vết thương này có thể khá là đau trong quá trình lành.

Triệu chứng đau vùng đáy chậu sau sinh

Thời gian hồi phục và mức độ đau đáy chậu sau sinh mà mỗi người phụ nữ phải trải qua sẽ khác nhau tùy theo phương pháp sinh và tùy thuộc vào từng người và ca sinh.

Tuy nhiên đau đáy chậu sau sinh có thể được phân loại thành các trường hợp sau:

Sinh thường qua đường âm đạo không có vết rách:
Vết rách âm đạo hoặc vết cắt tầng sinh môn:
Sinh mổ sau khi đã có chuyển dạ:
Đau xương chậu sau sinh do giãn khớp mu trong suốt những tháng cuối thai kỳ và quá trình rặn đẻ

Điều trị vùng đáy chậu sau sinh

Sau đây có thể là những cách được khuyến cáo giúp giảm đau đáy chậu sau khi sinh. Có thể áp dụng được ở cả những người phụ nữ sinh thường và mổ lấy thai:

Giữ gìn vết thương tầng sinh môn sạch sẽ
Chườm lạnh để giảm sưng và làm dịu vết thương.
Tắm nước ấm
Sử dụng thuốc giảm đau
Tránh gây áp lực
Nới lỏng áo quần
Tránh táo bón sau sinh

Biện pháp giúp giảm đau vùng chậu sau sinh

Biện pháp giúp giảm đau vùng chậu sau sinh

Dưới đây là các cách có thể giúp vùng kín của bạn đỡ đau và nhanh liền vết thương. Để biết biện pháp nào phù hợp, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện:

Tham khảo website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan đến thai sản. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay.
Exit mobile version