Đau nhiều vùng hạ vị có nguy hiểm không?

Lấy rốn làm mốc thì bụng được phân thành 4 vị trí gồm thượng vị (trên rốn), hạ vị (dưới rốn), hố chậu trái (bên trái rốn) và hố chậu phải (bên phải rốn). Khi bị đau bụng dưới (đau hạ vị), tùy vào mức độ cơn đau và triệu chứng có thể là bệnh nhẹ hoặc bệnh cần phải cấp cứu ngay, do vậy khi bị đau vùng hạ vị nhiều tuyệt đối không được xem thường, chủ quan.

Khi bị đau vùng hạ vị nhiều tuyệt đối không được xem thường, chủ quan.

1. Đau bụng dưới (đau hạ vị) là gì?

Khi cơ thể phải chịu những cơn đau bụng xảy ra ở vị trí thấp nhất của bụng hoặc vùng chậu thì được gọi là đau bụng dưới hay còn gọi là đau hạ vị (tên tiếng Anh là Pelvic Pain).

Đối với nữ giới, nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh tiết niệu, bệnh sinh dục hoặc bệnh tiêu hóa. Còn nam giới thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như thoát vị bẹn, viêm đại tràng, đau vùng chậu…

Nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh tiết niệu, bệnh sinh dục hoặc bệnh tiêu hóa

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà các cơn đau vùng hạ vị có thể âm ỉ hoặc đau nhói, ngắt quãng, mức độ từ nhẹ đến nặng dần. Nhiều trường hợp, cơn đau hạ vị còn lan tới mông, thắt lưng, đùi của người bệnh và đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Tiểu buốt hoặc tiểu khó
  • Đau khi giao hợp
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đi cầu ra máu
  • Đau ở vùng hông
  • Đau ở vùng háng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Đau bụng khi hành kinh
  • Cơn đau bụng khi hành kinh nặng lên
  • Chảy máu âm đạo

2. Đau hạ vị cấp tính và mạn tính

Các cơn đau được chia thành 2 nhóm chính là đau hạ vị cấp tính và đau hạ vị mạn tính:

2.1 Đau hạ vị cấp tính

Đau vùng hạ vị cấp tính là các cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể là đau lần đầu tiên, nguyên nhân gây đau có thể là do:

  • Người bệnh bị nang buồng trứng.
  • Mắc các bệnh sinh dục như viêm phần phụ do nhiễm trùng vòi trứng, tử cung hay buồng trứng.
  • Mắc các bệnh hệ tiêu hóa như viêm ruột thừa gây đau ở vùng hố chậu phải.
  • Bị viêm phúc mạc, trường hợp này cần được cấp cứu khẩn cấp.
  • Nhiễm trùng đường tiểu, thoát vị bẹn, đau đại tràng…
  • Có thai ngoài tử cung bị vỡ hoặc sảy thai.
  • Ung thư buồng trứng.
Người bệnh bị nang buồng trứng.

2.2 Đau hạ vị mạn tính

Đau vùng hạ vị mạn tính là các cơn đau xuất hiện thường xuyên và liên tục trong suốt thời gian dài, nguyên nhân là do:

  • Người bệnh bị lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh viêm phần phụ mãn tính
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh u nang buồng trứng tái phát
  • Bệnh tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu tái phát, viêm bàng quang kẽ
  • Bị sa tử cung, u xơ tử cung
  • Chèn ép thần kinh vùng hạ vị

3. Đau nhiều vùng hạ vị cảnh báo những vấn đề gì?

Đi kèm vỡi các cơn đau đầu, chóng mặt
Cần hết sức đề phòng các bệnh lý mang tính chất cấp cứu

Ngoài các nguyên nhân có thể gây đau vùng hạ vị thì khi bị đau nhiều, người bệnh cần hết sức đề phòng các bệnh lý mang tính chất cấp cứu bởi dựa vào triệu chứng và tần suất cơn đau thì rất dễ bị nhầm lẫn giữa mạn tính và bệnh cấp cứu.

Trường hợp người bệnh đau hạ vị do mắc bệnh đại tràng hoặc bệnh tiết niệu thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu đau hạ vị nhiều do bị viêm ruột thừa cấp hoặc u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài dạ con bị vỡ hoặc sảy thai thì không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau vùng hạ vị nhiều do viêm ruột thừa bị vỡ thì dù cấp cứu kịp thời có thể hạn chế nguy cơ tử vong nhưng hậu quả để lại vẫn rất nặng nề.

4. Khi bị đau vùng hạ vị thì nên làm gì?

Đau vùng hạ vị có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bởi nếu tự chẩn đoán mà không am hiểu kỹ về chuyên môn và tự điều trị sẽ rất nguy hiểm và dẫn đến nhiều nguy cơ hơn nữa.

Tập yoga giúp cải thiện dòng máu chảy và giảm đau hiệu quả.

Người bệnh khi bị đau vùng hạ vị nhiều thì cần phải bình tĩnh và nhờ người nhà khẩn trương đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây đau vùng hạ vị ở nữ giới là do hành kinh gây ra thì có thể chườm ấm hoặc tắm nước ấm để giúp làm giảm cơn đau. Ngoài ra, chị em có thể tập yoga và các bài tập tăng cường giãn cơ. Nó giúp cải thiện dòng máu chảy và giảm đau hiệu quả.

Bất kỳ con đau vùng hạ vị nào cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, coi thường mà nên đi khám bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN