Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Điều trị hiếm muộn – Điều ước không còn xa vời

điều trị vô sinh hiếm muộn

điều trị vô sinh, hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản hà nội

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tương đương một triệu đôi. Ước tính khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang có xu hướng gia tăng sau mỗi năm.

Kể từ khi em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, cho đến nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho hàng vạn cặp vợ chồng Việt Nam hiếm muộn. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu cho vấn đề của bạn.

Tỉ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam

1. Nguyên nhân gây ra hiếm muộn ở các cặp vợ chồng

Hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản giao hợp đều đặn, và không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.

Hiếm muộn có hai loại đó là hiếm muộn nguyên phát hiếm muộn thứ phát, trong đó:

Theo các thống kê, tỉ lệ nguyên nhân hiếm muộn do người vợ và người chồng là tương đương nhau. Có thể là chỉ do một mình người vợ, do người chồng hoặc do cả hai vợ chồng. Cụ thể:

Nguyên nhân hiếm muộn do người chồng:

Nguyên nhân hiếm muộn do người vợ:

Tuy nhiên, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được nguyên nhân hiếm muộn nào trong y học gọi là “Vô sinh chưa rõ nguyên nhân”.

2. Các xét nghiệm để chẩn đoán hiếm muộn

Ta có thể thực hiện các xét nghiệm thông thường trong chẩn đoán hiếm muộn như là:

Xét nghiệm ở người chồng:

Ở người chồng, xét nghiệm quan trọng nhất đó là xét nghiệm tinh trùng. Nếu đã từng xét nghiệm mà không thấy tinh trùng, người chồng có thể phải xét nghiệm máu và khám Nam khoa chuyên sâu.

Xét nghiệm tinh trùng trong chẩn đoán hiếm muộn

Xét nghiệm ở người vợ:

Mỗi bệnh nhân hiếm muộn có thể sẽ được chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Và cũng không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất.

3. Các phương pháp điều trị hiếm muộn

Các phương pháp điều trị hiếm muộn nay không còn xa vời

Trong điều trị hiếm muộn có hai phương pháp hỗ trợ sinh sản thường gặp nhất, đó là: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).

3.1 Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

Phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI), được sử dụng phổ biến và ít tốn kém hơn so với những phương pháp khác, dành cho những cặp vợ chồng có dấu hiệu sau:

3.2 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Phương pháp điều trị hiếm muộn tiên tiến – Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là một trong hai cách thụ tinh nhân tạo nhằm điều trị hiếm muộn, vô sinh mang đến hiệu quả cao được thực hiện bằng cách cho tinh trùng kết hợp với trứng ở bên ngoài cơ thể, dành cho các trường hợp:

4. Các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Kích thích trứng (kích trứng)

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sau:

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Thủ thuật này sẽ được tiến hành sau khi tiêm mũi tiêm thuốc cuối cùng khoảng từ 34 – 36 giờ, trước khi trứng rụng. Khi chọc hút trứng, bệnh nhân sẽ được gây mê nên không phải chịu đau đớn gì. Trứng được lấy ra bằng một cây kim dài nối với một thiết bị hút. Nhiều trứng có thể được loại bỏ trong khoảng 20 phút.Trứng sau đó sẽ được đặt trong chất lỏng dinh dưỡng (môi trường nuôi cấy) và ủ. Trứng khỏe mạnh và trưởng thành được trộn với tinh trùng để quá trình thụ tinh tạo phôi có thể diễn ra. Thực tế là không phải tất cả trứng đều có thể được thụ tinh thành công.

Nếu người chồng chưa tiến hành lấy tinh trùng và trữ đông thì ngay khi người vợ tiến hành chọc hút trứng, chồng cũng được lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.

Bước 3: Tạo phôi

Tạo phôi có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp phổ biến sau:

Sau khi thụ tinh, phôi sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm khoảng 2 – 5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ dùng thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

Nếu phôi được chuyển ngay sau khi tạo phôi được gọi là chuyển phôi tươi. Trong trường hợp bệnh nhân có những vấn đề sức khỏe chưa thể chuyển phôi được, những phôi đạt yêu cầu sẽ được trữ đông để cấy ghép sau.

Bước 4: Chọn phôi để cấy ghép và trữ đông

Sau 2 – 5 ngày kể từ lúc phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, người bệnh sẽ được bệnh viện cho biết về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Từ đó, bác sĩ sẽ bàn bạc để đưa ra quyết định số phôi chuyển vào tử cung và số phôi dư trữ đông để cấy ghép sau.

Bước 5: Chuyển phôi

Việc chuyển phôisẽ được thực hiện sau khoảng 2 – 6 ngày lấy trứng.

Lưu ý là trong trường hợp chuyển phôi trữ, bệnh nhân sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 14 – 18 ngày. Sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.

Bước 6: Thử thai

Khoảng 2 tuần sau khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG trong máu hoặc nước tiểu của người vợ để phát hiện có đang mang thai hay không.

Nếu đã mang thai, bác sĩ sẽ giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa để được chăm sóc tiền sản.

Nếu không mang thai, bệnh nhân sẽ ngừng dùng progesterone và có khả năng sẽ có kinh nguyệt trong vòng một tuần. Nếu người bệnh không có kinh hoặc bị chảy máu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Bác sĩ có thể cho tiến hành chuyển phôi ở chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

5. Thực hiện điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Khoa HTSS của bệnh viện phụ sản Hà Nội được làm theo mô hình khép kín trong lĩnh vực khám và điều trị vô sinh , khoa được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc điều trị hiếm muộn, bằng phương pháp chuẩn đoán và điều trị hiện đại nhất .

Khoa hỗ trợ sinh sản ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh

Bệnh viện phụ sản Hà Nội được thiết kế với các phòng, ban, khoa khám bệnh, bộ phận chức năng như sau:

Với trung bình khoảng > 10.000 lượt người khám/năm, Bệnh viện phụ sản Hà Nội là nơi nhiều cặp vợ chồng tin tưởng lựa chọn. Cho đến nay kết quả có thai từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của bệnh viện tương đương với các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới và Việt Nam. 

Có thể thấy mỗi em bé chào đời không chỉ là niềm hạnh phúc vô bờ của ba mẹ mà còn là phần thưởng lớn nhất cho những nỗ lực của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý vị có thể làm theo các cách sau đây:

 Bạn có thể đăng kí khám trực tiếp một trong 3 Cơ sở chính của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 
  - 38 Cảm Hội
  - 929 đường La Thành
  - Số 10 Quang Trung, Hà Đông 

Exit mobile version