Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về giảm đau khi sinh

Những cơn đau khi sinh khiến hầu hết các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ám ảnh. Vì thế mẹ bầu tìm đến các phương pháp giảm đau khi sinh. Giảm đau khi sinh còn giúp cho sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

1. Các cách làm giảm cơn đau đẻ

Giảm đau khi sinh trong sản khoa được chia ra 2 nhóm phương pháp. Phương pháp không dùng thuốc phương pháp dùng thuốc.

Hiện nay, phương pháp gây tê NMC là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé đối với cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ. Với những sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, nếu có chỉ sinh mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Giảm đau khi sinh bầng gây tê ngoài màng cứng

Đặc biệt việc sử dụng thuốc tiêm giảm đau này có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau của sản phụ trong quá trình vượt cạn. Bác sĩ có thể điều chỉnh linh hoạt loại thuốc giảm đau, liều lượng và cường độ của thuốc như thế nào là phù hợp. Bởi cơ địa của mỗi người thường không giống nhau, có trường hợp cùng một loại thuốc, cùng liều lượng nhưng có người giảm đau tốt và cũng sẽ có người không phù hợp.

2. Thuốc giảm đau khi sinh thường

Thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng

3. Thuốc giảm đau khi sinh thường có ảnh hưởng gì đến sức dặn của người mẹ không?

Thuốc tê sử dụng trong tê NMC để giảm đau thường dùng với nồng độ rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vậy, việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường, sản phụ có thể yên tâm.

Việc truyền thuốc tê liên tục vào khoang NMC, ở một số sản phụ, đôi khi hoàn toàn không đau, hoặc có cảm giác nặng chân, bác sĩ gây mê phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Mục tiêu của đẻ không đau là làm giảm 70-80% cảm giác đau, chỉ chừa lại 20-30% đau, đủ để sản phụ biết cơn gò gây đau, phối hợp rặn tốt khi cổ tử cung mở trọn.

Việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường

4. Có nên tiêm mũi giảm đau khi sinh mổ

Đối với trường hợp sinh mổ, chỉ cần gây tê ngoài màng cứng để giảm đau lúc mổ và duy trì giảm đau sau mổ là đủ, không cần phải gây tê tuỷ sống. Với những sản phụ có làm giảm đau sản khoa bằng phương pháp gây tê NMC, trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nếu có chỉ định mổ lấy thai, khi vào phòng mổ, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ bơm tiếp thuốc tê với nồng độ và liều lượng lớn để mổ. Sau mổ, những sản phụ này có thể hưởng lợi bằng việc tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng sau mổ.

5. Gây tê ngoài màng cứng có gây nguy hiểm cho bé không?

Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê NMC chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho bé. Huyết áp của mẹ phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên. Nếu cần mẹ có thể được điều chỉnh bằng thuốc.

Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC không gây nguy hiểm cho bé

6. Những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đối với người mẹ

Tuy nhiên những bất lợi hay tác dụng phụ có thể xảy ra ngay khi sản phụ đã được theo dõi chặt chẽ và bác sĩ gây mê hồi sức (GMHS) đã thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh chúng. Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ điều trị cụ thể để giảm hoặc loại bỏ những nhược điểm này.

Nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

Đau lưng sau sinh có những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai; giãn dây chằng vùng cột sống lưng; tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Đọc thêm:

Các phương pháp giảm đau khi sinh thường dùng

Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Exit mobile version