Khóc dạ đề ở trẻ: những điều mà cha mẹ cần biết

Khóc dạ đề là tình trạng thường gặp ở trẻ mới sinh. Đó là hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ. Nhưng bố mẹ lại có thể vô cùng khó chịu bởi tiếng khóc thất thanh đó. Bởi vậy bài viết này sẽ bổ sung cho cha mẹ những kiến thức về tình trạng này ở trẻ. Để cha mẹ có thể kiểm soát nó một cách dễ dàng.

Bởi vậy bài viết này sẽ bổ sung cho cha mẹ những kiến thức về tình trạng này ở trẻ.
Bởi vậy bài viết này sẽ bổ sung cho cha mẹ những kiến thức về tình trạng này ở trẻ.

Khóc dạ đề ở trẻ mới sinh là gì ?

Khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm, trong giai đoạn từ 2- 3 tuần đến 3 tháng tuổi. Theo đó, đồng thời với  khóc “dữ dội”, biểu hiện ở trẻ là toàn thân trở nên đỏ ửng, lung cong lại, tay nắm chặt hai chân co  về phía bụng và bụng căng cứng, dấu hiệu của nhưng cơn đau

Thế nào là khóc dạ đề ở trẻ ?
Thế nào là khóc dạ đề ở trẻ ?

Nguyên nhân gây khóc to, kéo dài trong đêm ở trẻ sơ sinh

Các mẹ đặc đặc biệt chú ý, kiểm tra với những nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ

Trẻ bị đau

Các nguyên nhân gây đau ở trẻ bao gồm đau tai, loét miệng hoặc da bị dị ứng do mặc tã thô. Đồng thời qua tiếp xúc của làn da giữa mẹ và bé, các mẹ cũng cần kiểm tra, xem bé khóc có phải do bệnh (nóng sốt, nôn ói, tiêu chảy …). Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa bé đến  bác sĩ ngay,  bởi sốt và các biểu hiện nêu trên ở nhóm tuổi sơ sinh nếu không phát hiện kịp thời, sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Đây có thể là nguyên nhân gây khóc dạ đề ở trẻ

Nguyên nhân gây khóc to, kéo dài
Nguyên nhân gây khóc to, kéo dài do trẻ bị đau

Quần áo hoặc tã mặc cho bé quá chật

Tã bẩn, phân rất kích ứng da. Nếu không được làm sạch, có thể gây đau và rát khiến trẻ khó chịu và khóc.

Bé khóc do các giấc ngủ không trọn

Muốn được ngủ cũng là lý do để bé khóc. Vì vậy các bé cần được đặt ở một vị trí êm ái, thông thoáng giúp bé dễ dàng đến với giấc ngủ. Từ đó gây khóc dạ đề kéo dài ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đói hoặc quá no sữa

Thông thường là trong giai đoạn tăng trưởng, trẻ sơ sinh bú liên tục và thời gian của các cử “ăn” cũng rất gần. Đến khoảng 3 tháng tuổi, khoảng cách các cử bú sẽ từ 2  – 4 giờ. Trẻ quấy khóc nhiều trong đêm có thể do bé bú chưa đủ no.

Đặc biệt nếu quá no sữa cũng khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu. Từ đó gây nên tình trạng quấy khóc không ngừng.

Trẻ bú quá no hoặc quá đói sữa cũng là vấn đề
Trẻ bú quá no hoặc quá đói sữa cũng là vấn đề

Đau bụng

So với các trẻ sơ sinh khác có khoảng cách bình thường về thời gian và mức độ khóc trong ngày. Nếu sức khỏe bé con của bạn luôn ổn vào ban ngày. Nhưng lại thường khóc kéo dài trong đêm, là dấu hiệu của đau bụng.

Đây cũng có thể là phản ứng của bé sau một ngày dài. Với nhiều tác động từ người thân, môi trường. Nguyên nhân chính của khóc dạ đề kéo dài trong những giai đoạn đầu sau sinh. Hiện tượng này sẽ biến mất ở bé sau ba tháng tuổi.

Dị ứng với thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ

Các loại thực phẩm như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì trong chế độ ăn của mẹ. Có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần của sữa mẹ. Những thực phẩm này đôi khi có thể gây ra phản ứng đối với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh ở trẻ. Gây  đau bụng, táo bón, tiêu chảy…. Ngoài ra trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với protein trong các công thức sữa bò. Hoặc các sản phẩm từ sữa được tiêu thụ bởi người mẹ (nếu trẻ đang bú mẹ). Khiến trẻ thở “khò khè”, tiêu chảy hoặc nôn mữa. Nếu bé uống sữa bột, hãy thử thay thế bằng công thức không gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng protein sữa bò ở trẻ. Bao gồm quấy khóc và máu trong phân khi tiểu tiện.

Dị ứng với sản phẩm từ sữa được tiêu thụ bởi người mẹ
Dị ứng với sản phẩm từ sữa được tiêu thụ bởi người mẹ

Nên làm gì khi trẻ quấy khóc dạ đề ?

Chẳng có phương pháp nào cụ thể để áp dụng khi bé khóc dạ đề. Cha mẹ chỉ nên  cố gắng làm giảm sự khó chịu của trẻ bằng cách: 

  • Ôm bé vào lòng hoặc để bé nằm cạnh mẹ, hơi ấm của mẹ truyền sang có thể tạo cho bé cảm giác an toàn và bớt khóc. Mẹ nên nhẹ nhàng xoa bóp toàn thân bé, hát ru hoặc cho bé nghe những giai điệu nhẹ nhàng.
  • Không ép em bé bú nếu bé không chịu. 
  • Khi em bé đang bú nên tránh xa các loại thực phẩm như tỏi, hành, họ nhà cải, súp lơ, cà phê, socola,… Những loại thực phẩm này rất dễ hấp thu vào sữa mẹ dẫn đến kích thích đường ruột của trẻ.
  • Nếu mẹ sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng hoặc thảo mộc nào cũng phải cần có sự tư vấn của bác sĩ. 
  • Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn của mẹ khi đang cho con bú.
  • Nếu trẻ sử dụng sữa công thức thì có thể đổi loại sữa khác. Một số loại sữa có thể chứa thành phần protein gây dị ứng với trẻ.
  • Tăng vận động có thể giúp bé giải tỏa những căng thẳng.
  • Tạo một áp lực nhẹ lên bụng bé, có thể là bàn tay mẹ hoặc một chiếc chăn mỏng. 
  • Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá và những nơi có nhiều tiếng ồn. 
Cha mẹ Nên làm gì khi trẻ quấy khóc dạ đề ?
Cha mẹ Nên làm gì khi trẻ quấy khóc dạ đề ?

Đối với trẻ vấn đề này là điều bình thường, không phải bệnh lý. Nhưng nếu bé quấy khóc quá nhiều cũng có thể tổn thương cổ họng cũng như sức khỏe. Bởi vậy cha mẹ cần bình tĩnh để có thể xử lý tình huống này.

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN