Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) – Những điều bạn chưa biết

16/01/2023

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) là phương pháp điều trị rất hiệu quả để xử lý những tế bào ung thư cổ tử cung. Có đến 98% các tế bào cổ tử cung bất thường được loại bỏ sau khi bệnh nhân thực hiện LEEP.

1.Khoét chóp cổ tử cung là gì?

Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi. Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định vì nhiều lý do khác nhau, thông thường là để chẩn đoán các biến đổi bất thường ở cổ tử cung hoặc điều trị thương tổn cổ tử cung khi kết quả của các thăm dò phụ khoa như: Soi cổ tử cung, liqui prep hoặc sinh thiết cho thấy tế bào của cổ tử cung không bình thường hoặc nghi ngờ.

Khoét chóp cổ tử cung là việc làm cần thiết để:

Thủ thuật LEEP có an toàn không?

Khoét chóp cổ tử cung là một thủ thuật an toàn

Đây là một thủ thuật an toàn. Một số biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, những biến chứng này là hiếm gặp và có thể phòng tránh được.

Thủ thuật LEEP được thực hiện trong những trường hợp nào?

– Ung thư cổ tử cung tại chỗ (Tis), giai đoạn IA1, IA2 trên bệnh nhân còn có nhu cầu sinh đẻ.

– Tổn thương tiền ung thư CIN I, II, III.

– Tổn thương lành tính ở cổ tử cung: U đế, polyp, condyloma, papilloma, lộ tuyến, nang naboth.

– Thực hiện trong trường hợp soi CTC không thấy tổn thương. Nhưng kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có tế bào tiền ung thư hoặc ung thư.

– Loạn sản biểu mô CTC độ thấp. Nhưng không có sự tương xứng giữa kết quả tế bào, soi CTC và giải phẫu bệnh hoặc vùng ranh giới giữa biểu mô vảy – trụ không nhìn thấy hoàn toàn.

– Lộ tuyến CTC đã được điều trị bằng phương pháp áp lạnh hoặc đốt điện không kết quả.

Những trường hợp nào không làm được thủ thuật LEEP?

– Ung thư cổ tử cung xâm lấn;

– Phụ nữ có thai;

– Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng cấp tính tại cổ tử cung, âm đạo;

– Mắc các bệnh toàn thân chưa điều trị ổn định: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,…

Cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ thuật LEEP?

 Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa các biến chứng, khi làm thủ thuật LEEP nên được làm sau sạch kinh 2 – 5 ngày.

2. Các bước tiến hành khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (Loop Electrosurgical Excision Procedure – LEEP).

2.1.Chuẩn bị khoét chóp cổ tử cung

2.2. Quy trình thực hiện

Thủ thuật LEEP khoét chóp cổ tử cung

Chú ý trong khi thực hiện thủ thuật LEEP:

2.3. Điều gì xảy ra sau khi thực hiện LEEP?

Sau khi hoàn thành thủ thuật LEEP khoét chóp cổ tử cung, những dấu hiệu sau đây có thể xuất hiện:

Để cổ tử cung của bạn lành lại, có thể mất đến 04 tuần. Trong quá trình cổ tử cung lành lại, bạn không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo. Chẳng hạn như tampon hoặc thụt rửa âm đạo. Ngoài ra, bạn không nên giao hợp trong suốt giai đoạn hồi phục vết thương. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về thời điểm an toàn để làm “chuyện ấy” trở lại.

Lưu ý, bạn nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

2.4. Các biến chứng sau LEEP

Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, bệnh nhân cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi theo dõi và chăm sóc bản thân sau khi làm LEEP. Điều này cũng giúp vết thương ở cổ tử cung nhanh chóng hồi phục.

3. Tái khám sau khi khoét chóp cổ tử cung

Thông thường sau làm LEEP, tuần đầu tiên âm đạo có rỉ ra dịch vàng nâu. Tuần thứ 2 và tuần thứ 3 ra máu do vùng cắt đốt u bong vảy. Mức độ chảy máu và dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào độ rộng và sâu của vùng tổn thương được cắt đi. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau bụng nhẹ.

Bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn trong 7 ngày nhằm phòng tránh nhiễm khuẩn và có thể thêm một số thuốc điều trị triệu chứng khác (thuốc giảm đau, cầm máu, dung dịch vệ sinh phụ nữ).

Tránh làm việc nặng và vận đông mạnh trong vòng 6 tuần.

Không thụt rửa vào trong âm đạo, không ngâm âm đạo, không đặt thuốc.

Bạn phải kiêng quan hệ vợ chồng 6 tuần để tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.

Bác sĩ thường hẹn bạn tái khám sau 8 tuần để kiểm tra cổ tử cung đã liền sẹo chưa. Nếu cổ tử cung đã liền sẹo và không còn tổn thương gì khác trên soi cổ tử cung, bạn nên khám định kỳ mỗi năm một lần sau đó.

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành Sản khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm nhiệt tình khám, tư vấn và điều trị kĩ lưỡng, cùng đầy đủ trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trở thành lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng với các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được các y bác sĩ tư vấn và chăm sóc.

Exit mobile version