Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Kinh nghiệm sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Với những bà mẹ lần đầu trải nghiệm qua cảm giác mang thai và vượt cạn, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, đặc biệt là những ai đang có ý định mà chưa có kinh nghiệm sinh đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sắp tới đây.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được nhiều sản phụ tin tưởng

Để giúp các mẹ yên tâm hơn khi lựa chọn đăng ký sinh tại bệnh viện, dưới đây là những thông tin chi tiết được chúng tôi tổng hợp, từ thủ tục nhập viện đến quá trình sinh con… tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích phần nào cho các mẹ bầu lần đầu mang thai có thêm kinh nghiệm sinh đẻ và trải nghiệm hành trình “vượt cạn” tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Thông tin liên hệ Bệnh viện

1. Địa chỉ 

2. Điện thoại

3. Thời gian làm việc 

4. Các dịch vụ tại Bệnh viện

5. Một số bác sĩ giỏi 

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có nhiều bác sĩ giỏi, nổi tiếng, được nhiều chị em tin tưởng. Có nhiều bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng đang khám tại Phòng khám, Bệnh viện tư ngoài giờ:

Bác sĩ CKI Lương Thị Thanh Bình

Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh 

Sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 

1. Thủ tục nhập viện

Để được sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, bắt buộc các mẹ bầu phải làm hồ sơ sinh tại đây.

Bệnh viện sẽ tiếp nhận hồ sơ sinh của sản phụ khi được 36 tuần (sớm hơn bệnh viện không nhận),các mẹ bầu thăm khám thai ở nơi khác cũng có thể mang kết quả đến bệnh viện để đăng ký và làm hồ sơ sinh.

Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong quá trình từ khám thai và sinh con bạn nên lựa chọn đăng ký khám thai ngay từ những tuần đầu của thai kỳ. Chị em đăng ký sinh từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính.

Tránh trường hợp bối rối khi bà bầu chuyển dạ, gia đình thai phụ nên chuẩn bị các giấy tờ nhập viện trước khi đến ngày dự sinh. Khi làm thủ tục nhập viện, bác sĩ sẽ quyết định cho chị em chuyển vào phòng sinh hay phòng chờ sinh.

Các giấy tờ người nhà cần xuất trình để làm thủ tục nhập viện bao gồm: thẻ bảo hiểm, chứng minh thư nhân dân (bản gốc và bản sao),giấy khám thai và các phiếu xét nghiệm có liên quan.

Sau khi xuất trình đủ các giấy tờ trên, người nhà sẽ làm đăng ký dịch vụ sinh: đẻ thường hay đẻ mổ và chọn bác sĩ hay tuỳ chỉ định rồi đóng tiền nhập viện. Nếu chọn sinh con dịch vụ (khu D3, D4, D5) gia đình cần đóng tạm ứng trước 10 triệu và sinh có bảo hiểm đóng tạm ứng 3 triệu.

các mẹ bầu phải làm hồ sơ sinh tại đây

2. Lựa chọn hình thức sinh con 

Hiện tại, các mẹ bầu có thể lựa chọn hình thức sinh con dịch vụ hoặc sinh con có sử dụng bảo hiểm y tế.

Sinh con có bảo hiểm y tế 

Khu sinh thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm ở khu A. Bằng cách chọn sinh thường có bảo hiểm, các sản phụ sẽ được bảo hiểm thanh toán đến 80% (nếu chuyển trái tuyển chỉ khoảng 40%) nên chi phí sinh không mất quá nhiều.

Tại đây các phòng ốc đủ loại: 3 người/phòng, 5 người/phòng, 12 người/phòng. Chính vì giá cả thấp hơn rất nhiều nên chuyện sinh hoạt, phòng ở tại khu này sẽ không tiện nghi như mong muốn.

Sinh con dịch vụ

Hiện tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có khu sinh dịch vụ với phòng ốc khang trang, sạch đẹp, tiện nghi và khép kín dành cho các thai phụ. Vì là gói sinh con dịch vụ nên có thể giá sẽ tăng lên cao gấp nhiều lần so với sinh có bảo hiểm.

Trước khi nhập viện thai phụ đóng tạm ứng trước 10 triệu, trong đó có phí sinh đẻ khoảng 6 triệu (có người nhà ở cùng phòng đẻ với sản phụ) và 4 triệu bao gồm chi phí phòng ở, thuốc, tắm cho bé, vệ sinh cho mẹ…

Chi phí các giường phòng sẽ như sau:

Khác biệt giữa sinh dịch vụ và sinh có bảo hiểm y tế 

Nhiều gia đình hiện nay đều lựa chọn gói sinh con theo dịch vụ vì:

Tuy nhiên, nếu lựa chọn gói sinh con dịch vụ này thì toàn bộ chi phí từ sinh hoạt đến viện phí, gia đình sản phụ phải tự chi trả. Nếu vấn đề tài chính không gây nhiều trở ngại thì lựa chọn sinh con dịch vụ sẽ mang lại nhiều thuận tiện sản phụ.

3. Thủ tục xuất viện

Với những trường hợp mẹ bầu sinh thường có thể xuất viện sau 1 ngày, còn trường hợp mẹ bầu sinh mổ cần nằm viện theo dõi từ 5 – 6 ngày. Thủ tục xuất hiện cũng rất đơn giản.

Trước khi ra viện trẻ được kiểm tra thính lực, tiêm phòng viêm gan B (trong 24h sau sinh, có đơn đồng ý của gia đình). Mẹ được siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường. Người nhà thực hiện thanh toán viện phí ở nhà A (nếu sinh có BHYT) và ở nhà D (nếu sinh con dịch vụ). Thanh toàn viện phí trẻ mới được cấp giấy chứng sinh để đi làm giấy khai sinh và các thủ tục hưởng chế độ thai sản. Thanh toán viện phí vào giờ hành chính các ngày trong tuần.

Sau khi hoàn tất cả các thủ tục xuất viện sản phụ có thể đưa con về nhà. Khi đi ra cổng người nhà đưa giấy xuất hiện cho bảo vệ.

Chia sẻ kinh nghiệm sinh đẻ của các mẹ từng sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Lưu ý khi sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nếu sinh thường

Nếu sinh mổ

Tùy tình trạng hiện tại, các bác sĩ sẽ quyết định mổ hay không. Khi sinh mổ, bạn lưu ý:

Xem thêm:

Top 10 bác sĩ mổ đẻ được các mẹ ” săn đón” nhất Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Sắp đồ đi đẻ tại khoa Đẻ dịch vụ D3 – Mẹ bầu phải chuẩn bị những gì

Cẩm nang: Đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội

Exit mobile version