Khi bạn đã bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây cũng là lúc mẹ bầu đã đi đến cuối hành trình. Và sắp được ôm con trong vào tay trong niềm hạnh phúc của bản thân. Nhưng đây cũng là mốc thời gian quan trọng và cực kì vất vả với mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ vô cùng mệt mỏi, nặng nề và có thể đối mặt với tác dụng phụ của thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý vào 3 tháng cuối để có một thai kỳ trọn vẹn
Lịch khám thai của 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối mẹ bầu cần khám thai đều đặn hơn. Hầu hết trong những lần khám bác sĩ có thể đo huyết áp, cân nặng và đếm cử cộng của thai nhi. Chi tiết như sau
Khám thai từ tuần thứ 28-32
Vào giai đoạn này mẹ bầu sẽ khám thai từ 1-2 lần. Những điều sẽ làm khi khám thai
- Đo chiều cao của tử cung để biết được sự phát triển của thai nhi. Đo vòng bụng và nghe tim thai
- Thực hiện xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm thai
- Tiêm Vắc-xin người uốn ván. Lưu ý mũi thứ 2 phải cách này dự kiến sinh 1 tháng
Từ tuần thứ 21- 26 tuần tuổi
Vào những tuần này ở 3 tháng cuối sẽ khám 2 lần/tuần
- Thực hiện như tuần 28-32 : đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tai
- Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non
- Xét nghiệm Non-stress Test (tùy trường hợp)
Khám thai từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 39
Khám đều đặn mỗi tuần 1 lần. Giống như các xét nghiệm, siêu âm ở tuần thứ 21 đến tuần thứ 26
Sau tuần thứ 39
Trình tự khám sẽ không khác gì với tuần thứ 36-39. Nhưng sẽ bổ sung them X-quang khung chậu và siêu âm màu
Thời gian 3 tháng cuối vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Bởi vậy mẹ bầu cần phải khám thai theo đúng lời của bác sĩ. Để an toàn và cứ sự chuẩn bị tốt nhất khi sinh.
Sự phát triển của thai nhi
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Khi chào đời, bé có thể nặng từ 2,7 – 4kg và dài từ 48 – 53cm.
- Xương của bé hoàn thiện ở tuần thứ 32
- Đầu sẽ bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu và bé sẽ ở trong tư thế này trong khoảng 2 tuần cuối
- Các cơ quan quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bé có thể nhìn, nghe, bú mút ngón tay cái…
- Bộ não tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, phổi và thận cũng dần trưởng thành.
Cơ thể bắt đầu thay đổi
Vào 3 tháng cuối, cơ thể bắt đầu có sự chuyển biến rõ ràng hơn. Chi tiết như sau :
- Bắt đầu đau lưng, đau bụng dưới
- Bụng trở nên căng cứng
- Đau lưng: Cân nặng tăng sẽ tạo áp lực lên lưng, gây đau nhức.
- Ra máu nhẹ vào cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu
- Cơn gò chuyển dạ giả ở 3 tháng cuối để chuẩn bị cho cơn gò thực sự.
- Bầu ngực to ra: Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy sữa non màu vàng rỉ ra từ núm vú
- Dịch âm đạo nhiều hơn. Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy dịch đặc, trong hoặc hơi có máu
- Đi tiểu thường xuyên: Do thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên bàng quang cũng càng tăng
- Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có thể là do tử cung mở rộng đến phần dưới khung xương sườn, làm tăng thêm áp lực lên phổi.
- Sưng nhẹ ở mắt cá chân và mặt
Dinh dưỡng đủ chất cho bà bầu
3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì Đó chắc hẳng là câu hỏi của nhiều mẹ bầu. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu có thể tham khảm
- Thực phẩm giàu protein trong các loại thit, sữa. Gíup giảm nguy cơ mắc đái tháo đường và thiếu máu
- rứng: Trong trứng có chứa choline hỗ trợ duy trì chức năng của tế bào và hình thành bộ nhớ cho thai nhi.
- Cá hồi: Với thành phần đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi như đạm, kali, vitamin D…
- Các loại hạt như hạnh nhân, điều, hạt dẻ, óc chó,…Chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo tốt cho sức khỏe.
- Trái cây: Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào tham gia vào quá trình sản sinh collagen, bảo vệ mẹ khỏi sự xâm hại của các yếu tố gây bệnh bên ngoài.
- Sữa: Bổ sung canxi, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.
Những điều lưu ý không nên làm trong 3 tháng cuối
Mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết sau vào 3 tháng cuối để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
- Hạn chế quan hệ tình dục: Đối với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng quan hệ để tránh động thai, gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
- Không nên đi chơi xa: Việc đi chơi xa trong những tháng cuối thai kỳ dễ khiến cơ thể mẹ bị nhức mỏi. Nhất là gây động thai, thậm chí là sinh non.
- Không tự lái xe: Vì bụng to nên việc lái xe không thể linh hoạt như bình thường. Chưa kể cơ thể mẹ hay mệt mỏi như chóng mặt sẽ gây nguy hiểm khi lái xe.
- Tránh mặc quần lót tối màu: Quần lót tối màu cản trở việc theo dõi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra còn không thể phát hiện những bất thường như rỉ ối, viêm nhiễm, chảy máu để xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không ăn quá mặn: Ăn mặn quá mức gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Đặc biệt còn gây tích nước gây phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ gây tiểu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn uống.
Các dấu hiệu để mẹ bầu cần nhập viện
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay. Để được các bác sĩ kiểm tra cũng như có biện pháp xử lý phù hợp. Bởi 3 tháng cuối là giai đoạn vô cùng quan trong.
- Vỡ ối.
- Ra huyết âm đạo.
- Đau bụng, tử cung gò cứng.
- Dấu hiệu tiền sản giật như đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ,…
- Thai cử động ít, yếu hoặc không cử động
- Đến ngày dự sinh nhưng chưa có động tĩnh gì.
- Khi bạn cảm thấy bất ổn và lo lắng.
Mong những thông tin trên hữu ích cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh
Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL