Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Mẹ cần biết: Một số cảnh báo bệnh khi trẻ nôn

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị nôn, cần phải theo dõi khi thấy bé nôn và đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có nghi ngờ tình trạng nôn của bé là biểu hiện bất thường của các loại bệnh lý. Cùng theo dõi bài viết của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dưới đây để biết rõ hơn về hiện tượng này của trẻ.

1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực.

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực.

Trớ (là từ dân gian) là hiện tượng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thuật ngữ này thường được gọi cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, sữa hay thức ăn có thể trào ra khóe miệng. Tại Mỹ, 50% trẻ dưới 3 tháng và khoảng 67% trẻ 4 tháng tuổi bị “trớ” ít nhất 1 lần trong ngày.

2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ

2.1. Trớ ở trẻ

Như đã nói, đa số các trường hợp “trớ” thường không là bệnh lý nên có thể điều trị tại nhà, các phụ huynh cần được giải thích rõ để tránh lo lắng quá mức, đồng thời lưu ý hai vấn đề chính khi điều trị tại nhà: Tư thế của trẻ và dinh dưỡng.

Có nhiều nguyên nhân gây nôn trớ ở bé

1. Tư thế:

2. Dinh dưỡng

3. Dấu hiệu cần nhập viện

2.2. Nôn do bệnh lý

Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo

Có thể nôn là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân. Một số bệnh gây nôn ở trẻ và dấu hiệu nhận biết: Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn ngộ độc thức ăn. Đây là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất gây nôn ở trẻ.

Rất khó để phân biệt các bệnh viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì biểu hiện khởi phát bệnh khá giống nhau: trẻ nôn liên tục 5 – 30 phút/lần trong 12 giờ đầu. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để phân biệt 2 bệnh này:

Bệnh viêm dạ dày do nhiễm virus khởi phát đột ngột:

Trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài tới 3 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.

Trường hợp ngộ độc thức ăn:

Bệnh khởi phát 2-12 h sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo và thường không kéo dài quá 12 giờ. Trẻ thường không bị sốt và có thể có hoặc không có tiêu chảy.

Bệnh khởi phát 2-12 h sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng.

3. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị nôn?

Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn thành nhiều bữa.

Bé nôn nhiều thường dẫn đến mất nước nên cha mẹ cần tránh cho bé bị mất nước bằng cách cho bé uống bù Oresol chia nhỏ hoặc đút thìa.

4. Khi nào các mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ?

Trẻ bị nôn cần được đưa đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị y tế khi:

Có cử chỉ mất tri giác; sốt cao, đau đầu, đau bụng

Nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân bệnh sớm, tránh hậu quả xấu.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 
Exit mobile version