Bà bầu mắc Covid 19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện tại, COVID-19 đang gây đợt bùng phát dịch lớn trong nước. Do tính chất nghiêm trọng của dịch COVID–19 gây ra. Nhiều chị em phụ nữ đang mang thai thai vô cùng hoang mang lo lắng, nếu không may bị nhiễm COVID-19 liệu có lây truyền mẹ – con hay không? Và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ mẹ bầu. Xin mời các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc nhé

Nỗi lo của mẹ bầu trước đại dịch
Nỗi lo của mẹ bầu trước đại dịch

Mẹ bầu nhiễm covid 19 có ảnh hưởng đến em bé không ?

Theo bác sĩ Hồ Cao Cường – Bác sỹ chuyên khoa 2, Bệnh viện Hùng Vương (TpHCM) các bằng chứng hiện tại cho rằng nếu mẹ không may bị nhiễm COVID-19 thì hầu như không ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi, và hiện tại chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của COVID-19 lên thai nhi. Hiện chưa có bằng chứng mẹ nhiễm COVID-19 ở những tháng đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu. Sự lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc sau sinh dường như rất ít gặp, và em bé của bạn vẫn sẽ ổn.

Khi mắc phải Covid-19 có ảnh hưởng tới thai nhi không

Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm viruss dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường ?

Đích tấn công của SARS-CoV-2 là phổi và hệ thống tim mạch. Những nơi vốn dĩ đã chịu áp lực lớn trong thai kỳ. Theo Denise Jamieson, chủ nhiệm khoa sản phụ tại Trường Y Đại học Emory cho biết “Khi tử cung phát triển, càng ngày càng có ít chỗ cho phổi. Đó là lý do tại sao bà bầu thường cảm thấy khó thở. Và điều đó ảnh hưởng đến chức năng phổi”. Để cung cấp cho thai nhi, phụ nữ mang thai cũng cần thêm oxy và máu để vận chuyển.

Điều này có thể làm tăng lên áp lực với hệ thống tim mạch. Vì vậy nếu phụ nữ mang thai nhiễm vi rút. Thì khả năng gây ra nhiều sự thay đổi tới hệ mạch máu. Viêm nhiễm thành mạch, tim hoạt động nhiều hơn.

Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm viruss dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường
Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm viruss dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường

Biểu hiện của phụ nữ mang thai khi nhiễm covid 19?

Chỉ có khoảng 2/3 phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng. Còn lại là không triệu chứng. Nếu có triệu chứng thường là các triệu chứng của cảm lạnh nhẹ: đau nhức mình mẩy, đau rát họng, mệt mỏi, đau cơ xương khớp… Tuy nhiên bước qua 3 tháng cuối của thai kỳ thì các bằng chứng ghi nhận phụ nữ mang thai nhiễm. Có thể tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn so với phụ nữ không mang thai nhiễm bệnh.

Những triệu chứng, biểu hiện khi mắc phải
Những triệu chứng, biểu hiện khi mắc phải

Các nghiên cứu cho thấy rằng có một tỷ lệ cao hơn. Nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) của nhóm phụ nữ mang thai so với nhóm phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên chúng ta không quá lo lắng. Vì điều này được giải thích là đối tượng phụ nữ mang thai đối tượng được chăm sóc đặc biệt. Nên nếu không may nhiễm COVID-19 thì cũng được điều trị ở những nơi. Có điều kiện chăm sóc y tế nhất.

Những biện pháp phòng tránh cho mẹ bầu mùa dịch

Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết

BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết. Phụ nữ có thai cũng có thể lây bệnh như những người khác nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Do vậy hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết là cách phòng bệnh tốt nhất.

Thai phụ chỉ ra khỏi nhà nếu thật cần thiết và cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân. Như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh. Hạn chế chạm tay vào các vật có nhiều người tiếp xúc. Như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thiết bị vệ sinh công cộng…

Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết
Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết

Trong bối cảnh dịch Covid-19 chỉ nên khám thai theo lịch hẹn của thấy thuốc. Trừ khi có những đấu hiệu bất thường xảy ra. Khi đến khám, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân. Như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay. Ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa, thiết bị vệ sinh, tay vịn cầu thang… Tránh đến cơ sở y tế vào giờ cao điểm nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao sức đề kháng

Để chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch COVID-19, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra khuyến cáo. Bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn). Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu nhất. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi nhu cầu năng lượng tăng cao cho sự phát triển nhanh của thai nhi.

Bên cạnh đó, thai phụ cần tăng cường các loại thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa. Và các loại hạt đậu đỗ. Các thực phẩm này giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho. Giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ.

thai phụ cần tăng cường các loại thức ăn giàu đạm
Thai phụ cần tăng cường các loại thức ăn giàu đạm
Cùng với đó

Rau tươi, trái cây tươi các loại là nhóm thực phẩm không thể thiếu. Trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai. Chúng không những cung cấp khoáng chất và vitamin giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ.

cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ
Cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ

Thai phụ cần tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì chúng thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chuyển hóa nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ.

Thai phụ cần làm gì khi bị sốt, ho, khó thở?

Theo BS Đinh Anh Tuấn, trong thời gian ở nhà, nếu thai phụ thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, ra máu, ra nước ở cửa mình, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, không thấy cử động thai (thai máy, thai đạp) trong 6 giờ liền hoặc quá ngày dự kiến sinh mà không thấy chuyển dạ… cần báo ngay cho bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Khi đi, cần áp dụng các biện pháp phòng dịch để tránh nguy cơ lây bệnh.

Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực, thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này, lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm cũng có thể gây sốt, ho…

thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương
Thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương

Trong trường hợp không may mắc COVID-19, thai phụ không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Hi vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu sẽ có thêm thông tin và không quá lo lắng về việc liệu khi nhiễm covid có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN