Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Những ảnh hưởng của việc bà bầu ngủ muộn đến thai nhi

Ngày nay tình trạng ngủ muộn của các bà bầu xảy ra khá phổ biến. Hầu như thức khuya là thói quen đã có từ trước khi các mẹ bầu mang thai. Vậy liệu mẹ bầu hay ngủ muộn có ảnh hưởng gì đến quá trinh mang thai và em bé hay không?

Ngày nay tình trạng ngủ muộn của các bà bầu trẻ xảy ra khá phổ biến

1. Mẹ bầu ngủ muộn nguyên nhân do đâu ?

Ngủ muộn là thói quen phổ biến trong suốt thai kỳ. Nó có thể do những nguyên nhân sau:

Sử dụng nhiều các thiết bị điện tử: điện thoại, ipad, laptop,….

2. Bà bầu ngủ muộn ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Trong suốt 40 tuần thai, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ và bé lấy lại năng lượng cũng như phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu, giấc ngủ của mẹ và thai nhi là không đồng nhất. Bé thường ngủ khi mẹ thức và ngược lại.

Nếu ngủ muộn và ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, bà bầu dễ bị kiệt sức và thai nhi cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bé thường ngủ khi mẹ thức và ngược lại

Trẻ sinh ra bị chậm phát triển

Bà bầu ngủ muộn đi kèm với thiếu các chất dinh dưỡng, rất có thể, bé yêu sinh ra sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân,…

Bé sinh ra bị thiếu máu

Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là lúc thuận lợi nhất để máu được điều hòa và sản sinh ra trong cơ thể mẹ. Nếu có một giấc ngủ không khoa học, thai nhi sẽ bị thiếu máu và sức khỏe suy giảm sau khi sinh ra.

Mẹ ngủ muộn, con sinh ra hay quấy khóc

Phụ nữ mang thai ngủ muộn quá 23h khiến đồng hồ sinh học của bé yêu bị thay đổi và trở thành thói quen. Nó dẫn đến tình trạng trẻ hay quấy khóc, tức giận và cau có.

Mẹ ngủ muộn, con sinh ra hay quấy khóc

3. Bà bầu cần làm gì để thay đổi thói quen ngủ muộn?

Trong suốt 40 tuần thai, bà bầu nên chú trọng chăm chút giấc ngủ để bản thân và thai nhi luôn luôn được khỏe mạnh.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Nếu muốn sinh em bé khỏe mạnh, mẹ nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Vào mùa xuân và thu, sau khi ăn chiều, phụ nữ mang thai có thể nghỉ ngơi, chợp mắt một chút và đi dạo nhẹ nhàng giúp thần kinh được thư giãn, loại bỏ căng thẳng sau một ngày dài mệt mỏi.

Lưu ý: Mẹ bầu không nên thức khuya và ngủ nhiều vào ban ngày.

Dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để nghỉ trưa

Sau khi ăn trưa, các mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng và nằm nghỉ trưa từ 30 – 1 tiếng để cơ thể được thư giãn và lấy lại năng lượng.

Nếu muốn sinh em bé khỏe mạnh mẹ bầu cần ngủ đủ giấc

Một số thói quen bổ ích khác

Ngoài 2 điều trên, những thói quen dưới đây sẽ giúp phụ nữ mang thai cải thiện tình trạng ngủ muộn.

4. Bà bầu ngủ muộn nên ăn gì để dễ ngủ hơn?

Mẹ bầu ngủ muộn có rất nhiều lý do khác nhau. Để có một giấc ngủ ngon, mẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Để có một giấc ngủ ngon, mẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hạt sen và củ sen

Các nhà khoa học chứng minh, trong hạt sen, củ sen chứa nhiều chất giúp làm dịu thần kinh, mang đến cảm giác thư thái, thoải mái để bà bầu ngủ sớm và ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu khó ngủ sớm, mẹ có thể sử dụng 2 nguyên liệu này.

Quả óc chó

Đây là một trong những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai. Nó chứa hơn 19 loại axitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp các mẹ có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Kiwi

Kiwi giúp cải thiện thói quen ngủ muộn

Setoronin trong kiwi hỗ trợ giấc ngủ của mẹ bầu rất tốt. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn kiwi thường xuyên để cải thiện thói quen ngủ muộn.

Ngoài những kiến thức hữu ích nói trên, bà bầu ngủ muộn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như có thêm được lời khuyên hữu ích để có một giấc ngủ tuyệt vời.

Hy vọng với thông tin trên thì các mẹ bầu đã biết được tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc. Mẹ có một giấc ngủ ngon mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Mẹ có thể liện hệ qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng hơn. 
Exit mobile version