Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Rong kinh là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe

16/01/2023

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp. Nếu không kịp thời điều trị, rong kinh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là gây vô sinh.

Rong kinh là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày, mất đi khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.

Rong kinh rong huyết có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều. Mỗi lần thay băng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp

Dấu hiệu khi bị rong kinh là gì?

Nguyên nhân rong kinh

Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân. Từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Mất cân bằng hormone

Sự cân bằng giữa hormone Estrogen và Progesterone ở phụ nữ sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có một loại hormone nào thiếu hụt gây mất cân bằng, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều.

Những nguyên nhân có thể làm mấy cân bằng hormone ở phụ nữ gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh lý tuyến giáp, tình trạng béo phì, kháng insulin…

2. Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu trứng không rụng vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ không thể sản xuất ra hormone Progesterone như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường làm mất cân bằng hormone, hệ quả là rong kinh.

3. U xơ tử cung

Những khối u xơ tử cung lành tính cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.

4. Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây đau đớn và chảy máu. Khiến người bệnh thấy lượng máu vào chu kỳ ra nhiều hơn.

5. Polyp tử cung

Polyp lành tính, kích thước nhỏ nằm trên niêm mạc tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

6. Đặt vòng tránh thai

Rong kinh cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp đặt vòng tránh thai.

7. Liên quan đến thai kỳ

Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung có thể gây tình trạng chảy máu bất thường.

8. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết… có thể gây nên tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài.

9. Các bệnh lý khác

Tình trạng rối loạn đông máu di truyền như bệnh Von Willebrand có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến rong kinh.

Rong kinh có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng rong kinh gây ra khá nhiều hệ lụy

Tình trạng rong kinh gây ra khá nhiều hệ lụy như:

Nên làm gì khi bị rong kinh?

1. Điều chỉnh lối sống khoa học

Chế độ sinh hoạt là một trong những cách cải thiện tình trạng rong kinh hữu hiệu. Chị em cần:

2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như nạp thêm năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:

3. Thăm khám với bác sĩ phụ khoa

Đi khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng nhất khi phát hiện bị rong kinh. Thông qua thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả nhất. Từ đó giải quyết triệt để tình trạng này. Tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Chị em có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để tăng thêm độ chính xác. Những xét nghiệm đó là:

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được nguyên nhân, đặc điểm và nguy cơ của chứng rong kinh. Cũng như biết được bị rong kinh phải làm sao. Khi bị rong kinh, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Tránh rong kinh kéo dài dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. 

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng với các vấn đề liên quan đến sinh sản. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được các y bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng.

Exit mobile version