Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Sốc sản khoa – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

15/01/2023

Sốc sản khoa thường gặp là sốc mất máu trong sản khoa (băng huyết sau đẻ, sẩy thai băng huyết, chửa ngoài tử cung vỡ…) hoặc do nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hậu sản, phá thai nhiễm khuẩn…).

Loại sốc sản khoa thường gặp

Trong thực hành lâm sàng, sốc sản khoa là một hiện tượng suy sụp tuần hoàn do nhiều nguyên nhân khác nhau làm giảm hoặc ngừng cung cấp máu và oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, phổi, não. Có thể nói sốc sản khoa là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi bác sĩ cũng như nhân viên y tế phải có thái độ xử trí kịp thời và tích cực mới có khả năng cứu sống được sản phụ.

Sốc sản khoa là một hiện tượng nguy hiểm

1.1 Sốc do mất máu

1.2 Sốc nhiễm khuẩn

Trong sản phụ khoa, sốc nhiễm khuẩn thường do:

1.3 Sốc do tắc mạch nước ối

Tắc mạch do nước ối ít gặp, có thể gặp trong đẻ thường hoặc phải can thiệp bằng fooc – xép, hoặc mổ lấy thai. Trên lâm sàng thường nổi bật ba hội chứng: Khó thở, truỵ tim mạch, rối loạn đông máu.

Biểu hiện lâm sàng

Mạch nhanh nhỏ (mạch thường nhanh > 110 lần/phút), có khi không đều, mạch ngoại biên không bắt được.

Xử trí ban đầu

Trước một trường hợp sốc, xử trí tích cực ban đầu là rất quan trọng nhằm cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.

Xử trí theo nguyên nhân gây sốc sản khoa

Xử trí theo nguyên nhân gây sốc sản khoa

Sau khi điều trị ban đầu người bệnh đã ổn định thì tiến hành xác định nguyên nhân gây sốc.

Sốc do mất máu

Sốc do nhiễm khuẩn và nhiễm độc

Đánh giá lại.

Sau khi đã điều trị tích cực trong khoảng 30 phút cần đánh giá lại xem người bệnh có đáp ứng với điều trị không:

– Mạch, huyết áp có ổn định không (mạch dần chậm lại, huyết áp tăng lên).

– Tình trạng tri giác của người bệnh cải thiện lên (người bệnh tỉnh táo lại hoặc bớt lú lẫn).

– Lượng nước tiểu cải thiện (lượng nước tiểu >30ml/giờ). Theo dõi lượng dịch vào và dịch ra.

– Nếu tình trạng người bệnh cải thiện thì tiếp tục điều trị duy trì, nâng huyết áp và cân bằng lượng nước vào và ra. Đồng thời điều trị nguyên nhân gây sốc.

– Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện thì phải tiếp tục điều trị tích cực, tiếp tục truyền dịch.

– Tiếp tục theo dõi truyền dịch.

– Làm các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng và chẩn đoán nguyên nhân.

– Tiến hành xử trí theo nguyên nhân: xem xét cắt tử cung trong trường hợp sốc do nhiễm khuẩn hậu sản, thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị hoặc cắt tử cung trong sốc do chảy máu

2. Phòng ngừa sốc sản khoa

Sốc sản khoa là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi nhân viên y tế phải có thái độ xử trí kịp thời và tích cực mới có khả năng cứu sống sản phụ. Để giảm thiểu tình trạng này, cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và thường xuyên theo dõi sức khỏe.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng với các vấn đề liên quan đến sinh sản. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được các y bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng.
Exit mobile version