Thai quay đầu – Các dấu hiệu nhận biết em bé quay đầu

27/01/2023

Thai quay đầu về phía âm đạo vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp hành trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn. Vào những tuần cuối của thai kỳ, 95% em bé sẽ quay đầu xuống, hướng về phía tử cung. Vị trí này được gọi là ngôi thai thuận, tức là tư thế lý tưởng để mẹ có thể dễ sinh thường. Cùng nhận biết những dấu hiệu thai nhi quay đầu dưới đây để sẵn sàng cho công cuộc vượt cạn thành công mẹ nhé.

Hiện tượng thai quay đầu là gì ?

Ngôi thai là thuật ngữ chỉ tư thế của em bé so với cổ tử cung của người mẹ. Trong quá trình chuyển dạ, phần ngôi thai sẽ di chuyển theo ống cổ tử cung ra âm đạo và lọt ra ngoài nhờ sức rặn hoặc sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Thai nhi quay đầu xảy ra khi đầu thai dần dịch chuyển về vị trí đúng (xuống dưới) để chuẩn bị chào đời. Lúc này đầu thai nhi sẽ nằm sát cổ tử cung và thường được gọi là ngôi thai thuận. Cụ thể, đầu của thai nhi sẽ hướng xuống âm đạo. Mặt và thân trước của cơ thể chạy dọc theo sống lưng người mẹ. Theo ngôi này thì khi sinh thường, thai nhi có thể chào đời với tư thế đầu ra trước tiên.

thai quay đầu
Thai quay đầu về phía âm đạo sẽ giúp hành trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn
Việc thai nhi quay đầu có những ý nghĩa sau:
  • Hành động thai nhi quay đầu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung của mẹ. Từ đó làm cổ tử cung mở rộng, xóa ngắn và kích thích sự sản xuất các hormone cần thiết cho khu vực này để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn.
  • Khi sản phụ rặn, đầu trẻ là bộ phận đầu tiên xuất hiện trước lỗ ngoài âm đạo. Nếu đầu trẻ quay vào đúng vị trí, sẽ làm giảm biến chứng trong quá trình đầu ra khỏi âm đạo, giúp sản phụ không quá đau đớn. Đồng thờ có thể rút ngắn thời gian chuyển dạ. Đặc biệt hạn chế được nhiều rủi ro nhất.
  • Ở tư thế đầu cuối, đầu trẻ sẽ chạm đến đáy của xương chậu. Đây là phần rộng nhất của khung chậu và từ đó trẻ sẽ dễ dàng đi qua. Giúp cho cuộc sinh diễn ra mà không gặp phải quá nhiều khó khăn.

Tháng thứ mấy thai nhi quay đầu?

Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào những tháng cuối sẽ giúp quá trình sinh nở của mẹ dễ dàng. Vậy khi nào em bé quay đầu? Thực tế thời điểm thai nhi quay đầu khác nhau. Mỗi thai sẽ có một thời điểm riêng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự co giãn tử cung của mẹ. Các chuyên gia cho biết, thai nhi quay đầu vào khoảng 32-36 tuần là lý tưởng nhất. Một số ít trường hợp, có thời điểm quay đầu sau tuần 37. Thậm chí bé có vị trí ngôi thuận khi mẹ bắt đầu chuyển dạ.

Dấu hiệu em bé đã quay đầu

Mẹ có thể biết được chính xác dấu hiệu thai nhi quay đầu bằng cách đến thăm khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ có thể xác định tình trạng ngôi thai bằng cách sờ nắn bụng hoặc tiến hành các phương pháp như siêu âm, đo nhịp tim thai.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể phát hiện dấu hiệu thai nhi quay đầu mà không cần đến bệnh viện bằng các cách sau:

  • Mẹ ấn nhẹ quanh xương mu, nếu cảm thấy vật gì mềm mềm thì đó là mông con, còn nếu mẹ thấy gì đó cứng cứng thì đó rất có thể là đầu của bé đã quay xuống.
  • Mẹ nhờ ba áp tai vào thành bụng. Nếu nghe được nhịp tim đập phát ra từ bụng dưới thì nhiều khả năng là thai nhi đã quay đầu.
  • Một trong những dấu hiệu thai nhi quay đầu mà mẹ có thể cảm nhận đó là theo dõi những tiếng nấc và các cú đạp của con. Khi thai nhi vào vị trí ngôi thai thuận, mẹ sẽ nghe được tiếng nấc phía bụng dưới và những cú đạp mạnh ở phần trên bụng.

Việc xác định thai quay đầu, vị trí ngôi chính xác nhất khi có kết luận của bác sĩ. Các dấu hiệu mẹ tự nhận thấy có tác dụng tham khảo, giúp mẹ theo dõi hàng ngày để lên tinh thần chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Vì sao thai nhi không quay đầu?

Một số nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu như sau:

  • Mẹ bị u xơ tử cung.
  • Độ dài dây rốn vượt quá kích thước bình thường.
  • Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
  • Mẹ mang đa thai.
  • Mẹ gặp tình trạng nhau tiền đạo.
  • Tử cung của mẹ bất thường, kích thước và hình dạng không đều.

Nguy cơ nếu không thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu

em bé
Những rắc rối nếu thai nhi không quay đầu

Nếu em bé không quay đầu vào vị trí ngôi thai thuận khi gần đến giai đoạn chuyển dạ, bé có nguy cơ mắc kẹt trong ngả âm đạo. Lúc này, mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn.

Quá trình chuyển dạ diễn ra lâu hơn, nguy cơ rủi ro và biến chứng cho cả mẹ và bé. Hầu hết trường hợp thai nhi không quay đầu dẫn đến khó sinh được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Làm sao để em bé quay đầu xuống?

  • Mẹ vào động tác như em bé tập bò. Sau đó rướn người lên xuống vài nhịp. Thực hiện động tác này vài lần mỗi ngày có thể giúp em bé dễ quay đầu xuống. Nếu mẹ có vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập nhé.
  • Đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 20 phút mỗi ngày. Đây là một trong những cách tốt nhất tác động đến khung xương chậu của mẹ. Bộ phần này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ sinh thường được dễ dàng hơn.
  • Mẹ lưu ý không nên để đầu gối cao hơn hông mỗi khi ngồi trên ghế.
  • Không nên ngồi quá lâu. Mẹ nên có thời gian giải lao, đi bộ nhẹ nhàng giữa các giờ làm việc.
  • Khi nằm ngửa, mẹ tránh để chân quá cao. Điều này sẽ khiến em bé khó quay đầu về ngôi thai thuận. Đồng thời dễ gây đau lưng cho mẹ khi sinh.
  • Mẹ ưu tiên nằm nghiêng về bên trái thay vì bên phải hoặc nằm ngửa.
  • Mẹ xoa và massage phần lưng nhẹ nhàng cũng có thể kích thích bé dễ quay đầu.

Em bé quay đầu mẹ có bị đau bụng không?

Em bé quay đầu thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho các mẹ bầu. Vì vậy nếu như xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra dịch bất thường mẹ nên đi khám. Vì đây có thể là các dấu hiệu dọa sinh non hoặc chuyển dạ.

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh?

Ngoài dấu hiệu thai nhi quay đầu mẹ bầu còn thắc mắc sau khoảng bao lâu thì sinh. Theo chuyên gia, sau khi quay đầu khoảng 11-12 tuần em bé sẽ được chào đời nếu như con chuyển ngôi thuận ở tuần 28.

Để chắc chắn hơn, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sinh dưới đây.

  • Tụt bụng hay còn gọi là sa bụng dưới
  • Xuất hiện cơn gò tử cung
  • Vỡ ối
  • Cổ tử cung mở
  • Bong nút nhầy

Điều gì sẽ xảy ra nếu em bé của bạn vẫn không cúi đầu xuống

Nếu bất chấp tất cả những gì bạn làm, em bé không đi xuống và ở tư thế mông, hãy nói chuyện với bác sĩ về điều đó. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một chuyên gia chỉnh hình chuyên nghiệp. Bác sĩ cũng có thể đề xuất các bài tập khác nhau sẽ khiến em bé đi xuống. Các lựa chọn khác bao gồm phiên bản cephalic bên ngoài. Trong đó bác sĩ có thể cố gắng xoay em bé bằng cách áp dụng áp lực lên bụng.

Mỗi lần mang thai là khác nhau. Một số bà mẹ có thể đã có con ở vị trí trước trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, cùng một người mẹ có thể không thể khiến em bé quay đầu xuống trong lần mang thai thứ hai. Hãy nhớ rằng khoảng 5% tất cả các bà mẹ cuối cùng cần phải có phần C nếu em bé không ở vị trí trước mắt. Điều này là để tránh rủi ro cho cuộc sống của em bé do tư thế mông.

Vị trí đầu xuống hoặc chẩm trước là an toàn nhất cho cả mẹ và bé để đảm bảo sinh nở suôn sẻ. Bạn có thể thực hiện các bài tập để kích thích bé đi xuống nếu bé chưa quay đầu thậm chí sau 36 tuần hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nghe lời khuyên từ các y bác sĩ. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được các mẹ bầu tin tưởng với các vấn đề liên quan đến mẹ và bé. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN