29/01/2023
Sau khi thụ tinh trong cơ thể người mẹ, việc trứng hay phôi làm tổ vào tử cung an toàn là một giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình mang thai. Vậy những dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn là gì và chị em cần lưu ý những điều gì để tăng khả năng phôi bám vào tử cung thành công.
Thế nào là chuyển phôi?
Đây là một kỹ thuật được sử dụng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), trong đó phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ. Phôi này đã được nuôi lên đến ngày ngày 3 hoặc ngày 5 và có thể là phôi tươi hoặc phôi đông lạnh được tạo ra trong một chu kỳ trước.
Thủ thuật này được thực hiện vào trong khoảng ngày 18 đến ngày 20 của chu kỳ kinh. Khi ,mà niêm mạc tử cung người mẹ có độ dày đạt chuẩn (thường 9 – 10mm) và sức khỏe người mẹ sẵn sàng cho việc mang thai.
Kỹ thuật chuyển phôi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1984. Cho đến nay nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mà dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình chuyển phôi được nghiên cứu phát triển giảm tối đa đau đớn và tác động lên tử cung người phụ nữ.
Thời gian phôi làm tổ trong buồng tử cung

Về sinh lý của quá trình thụ tinh tự nhiên, trứng trong buồng trứng của người phụ nữ sau khi đã chín sẽ rụng xuống, di chuyển vào trong ống dẫn trứng. Tại đây, trứng trưởng thành sẽ gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng đã được thụ tinh sau đó sẽ phân chia, tạo thành phôi nang và sau khoảng 10 – 12 giờ sẽ bắt đầu di chuyển đến eo tử cung và làm tổ trong tử cung của người mẹ.
Cụ thể, thời gian trứng di chuyển và làm tổ trong tử cung xảy ra như sau:
- 24 giờ đầu tiên sau khi trứng được thụ tinh: Trứng sẽ gặp tinh trùng để diễn ra sự thụ tinh và tạo thành hợp tử. Quá 24 tiếng kể từ lúc trứng rụng mà không được tinh trùng thì sẽ rất khó xảy ra quá trình thụ tinh.
- Trong 48 giờ tiếp theo sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ ở trong bóng của ống dẫn trứng. Tại thời điểm này, hợp tử sẽ thực hiện các hoạt động nhân đôi tế bào. Khi đạt đến giai đoạn 2 – 8 tế bào (đây là giai đoạn phôi dâu), phôi sẽ không tăng thêm về thể tích.
- Trong khoảng 10 – 12 giờ tiếp theo phôi sẽ vượt qua eo tử cung và đi vào tử cung người mẹ. Lúc này, nồng độ hormone Progesterone tăng cao từ hoàng thể buồng trứng tiết ra làm giãn cơ tử cung làm trứng dễ di chuyển vào hơn.
- Khoảng 3 – 4 ngày sau khi được thụ tinh, phôi sẽ đi đến được niêm mạc tử cung và bám vào thành tử cung để làm tổ ở giai đoạn phôi đạt 8 – 16 tế bào. Phôi dâu sau đó sẽ tiếp tục phát triển trong tử cung người mẹ đến khi đủ tháng.
Do đó, thời gian phôi đi vào tử cung là khoảng 8 – 9 ngày, muộn nhất là 2 tuần (khoảng 15 – 16 ngày).
Dấu hiệu phôi làm tổ
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp có thể giúp các cặp vợ chồng nhận biết phôi đã vào tử cung:
Ra máu âm đạo
Đây có thể là dấu hiệu báo phôi làm tổ trong tử cung. Máu từ bào thai là một trong những dấu hiệu sớm khá rõ ràng báo hiệu phôi đã làm tổ. Điều này xảy ra khi phôi bắt đầu tiến hành làm tổ trong thành tử cung của người mẹ. Do đó, nếu phát hiện có một vài đốm máu nhỏ xuất hiện sau khi trễ kinh thì chỉ em cũng không cần quá lo lắng.
Máu âm đạo liên quan tới quá trình làm tổ an toàn thường có lượng ít hoặc rất ít, màu hồng nhạt, không đỏ và đặc như máu kinh. Ngoài ra, máu “báo thai” cũng không ra liên tục, chị em chỉ gặp phải tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.
Đau bụng
Triệu chứng phổ biến thứ hai của quá trình làm tổ của phôi sau ra máu âm đạo là cảm giác đau ở vùng bụng dưới (hạ vị). Tuy nhiên, những cơn đau này diễn ra ở mức độ nhẹ hơn và với tần suất ít hơn. Bà mẹ có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện ở lưng hoặc bụng dưới. Triệu chứng này có thể kéo dài trong một vài ngày.
Tuy nhiên, tình trạng đau bụng hoặc ra máu âm đạo vẫn có thể liên quan đến các vấn đề liên quan đến thai trong 3 tháng đầu thai kỳ như dọa sảy thai, thai ngừng phát triển… Các mẹ cần liên hệ với bác sĩ khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng này.
Thay đổi ở ngực
Ngay sau khi phôi làm tổ trong tử cung, cơ thể của người mẹ cũng bắt đầu thay đổi. Đặc biệt là ở vùng ngực. Ngực sẽ bắt đầu có những hiện tượng như căng, sưng, đau. Triệu chứng này liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sau khi thụ thai. Chị em cũng có thể thấy những thay đổi tương tự trong thời gian rụng trứng hay một tuần sau khi trứng rụng.
Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi
Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng là một dấu hiệu thường gặp trong quá trình thai làm tổ giúp chị em xác định mình đang mang thai. Đó là vì khi phôi đến và bám vào tử cung để phát triển. Nó sẽ lấy đi một phần dinh dưỡng và oxy từ máu của người mẹ. Đòi hỏi cơ thể người phụ nữ phải tạo nhiều máu hơn, kèm theo tốc độ di chuyển của máu phải nhanh hơn và quá trình trao đổi chất cũng tăng lên. Tất cả những điều này kéo theo thân nhiệt và huyết áp của mẹ gia tăng.
Đi tiểu thường xuyên
Chị em có thể cảm thấy tần suất đi tiểu tăng lên liên tục trong vòng 1 tuần. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy phôi làm tổ thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để chuẩn bị cho sự phát triển của em bé. Ví dụ lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu bắt đầu tăng lên. Tử cung cũng bắt đầu tăng kích thước. Điều này gây áp lực lên bàng quang khiến chị em có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.
Thèm ăn hoặc chán ăn
Đây là một triệu chứng khá nổi bật khác của việc phôi làm tổ an toàn trong tử cung. Các Hormone được tạo ra do đậu phôi thành công có thể làm thay đổi sở thích, khẩu vị.
Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột của các Hormone thai nghén kèm với quá trình chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ bị thiếu năng lượng. Điều này làm cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi và gây tình trạng chán ăn.
Bốc hỏa
Bốc hỏa là triệu chứng ít phổ biến hơn. Chỉ kéo dài khoảng trong 15 phút tại thời điểm phôi làm tổ vào buồng tử cung của người mẹ. Do đó nhiều chị em có thể không cảm nhận được dấu hiệu này. Sự biến động quá nhanh của các hormone thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra cơn bốc hỏa.
Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung
Khi phôi làm tổ an toàn, sự gia tăng nồng độ hormone Progesterone có thể khiến cổ tử cung sưng lên và làm tăng lượng máu đến vùng này. Đồng thời, các tuyến cổ tử cung cũng sẽ mở rộng và hormone thai kỳ kích thích các tuyến này tạo ra nhiều dịch nhầy hơn. Ngoài ra, chất nhờn tiết ra từ cổ tử cung có thể có một chút máu màu hồng hoặc nâu. Triệu chứng này thường được phát hiện khi chị em đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa.
Thử thai
Các tốt nhất để xác định phổi làm tổ thành công trong buồng tử cung người mẹ là thử thai. Khi xuất hiện tình trạng mất kinh hoặc các dấu hiệu được đề cập ở trên, chị em có thể tự thử thai bằng que thử thai tại nhà. Hoặc đến các phòng khám chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Ví dụ như xét nghiệm Beta hCG máu, siêu âm thai… Để có thể biết chính xác liệu mình đã mang thai hay chưa.
Biện pháp làm tăng khả năng làm tổ của phôi an toàn

Các cách đơn giản dưới đây có thể làm tăng khả năng làm tổ an toàn của phôi thai:
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau có màu xanh đậm. Như cải xanh, hạt lanh, cải xoăn và ngũ cốc nguyên hạt…
- Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường…
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, hồi hộp, stress… Bằng cách tham gia các hoạt động mình ưa thích, tập yoga, thiền định…
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm, sinh hoạt đúng giờ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục ở mức độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp…Tránh làm việc quá sức.
Xuất huyết do phôi làm tổ
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh. Tinh trùng sẽ gặp trứng và thụ tinh trong thời gian này để hình thành phôi thai. Phôi thai di chuyển vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng và làm tổ vào khoảng ngày 10-14 sau thụ thai.
Quá trình phôi thai cấy xuống lớp nội mạc tử cung sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết tại đây. Nguyên nhân do một số mao mạch nhỏ bị phá vỡ. Biểu hiện có thể quan sát được là ra huyết âm đạo lượng ít, nhỏ giọt. Chúng có màu hồng nhạt hoặc nâu đen và thường ngưng sau 1-2 ngày.
Thời điểm ra huyết do phôi làm tổ thường gần với ngày hành kinh bình thường của bạn. Do đó dễ bị nhầm lẫn với hành kinh, dẫn đến chậm trễ trong việc phát hiện có thai. Trong khi hành kinh bình thường có đặc điểm ra huyết lượng nhiều hơn. Máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm và thường kéo dài từ 4-7 ngày.
Bạn cũng có thể nghĩ đó là ra huyết do phôi làm tổ nếu kèm theo các dấu hiệu như:
- Đau, căng vú hoặc núm vú
- Bụng khó chịu
- Buồn nôn, nôn (ốm nghén)
- Thèm ăn hoặc chán ăn
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Thay đổi tâm trạng
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Nếu bạn lo lắng vì bị ra huyết nhiều hơn, hãy đến gặp bác sĩ. Vì có một số tình trạng bất thường có thể khiến bạn ra huyết nhiều hoặc kéo dài khi mang thai giai đoạn sớm. Chẳng hạn như:
Sảy thai:
- Khoảng 15% thai kỳ giai đoạn sớm có kết cục sảy thai. Đặc trưng bởi ra huyết âm đạo và đau bụng.
Thai ngoài tử cung:
- Tính chất ra huyết khá giống với ra huyết do phôi làm tổ. Nhưng chúng thường kéo dài ngày hơn và có kèm theo đau trằn bụng dưới. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các vấn đề của cổ tử cung:
- Lộ tuyến rộng, viêm nhiễm hoặc bệnh lý ác tính cũng có thể gây ra huyết âm đạo.
Các vấn đề của tử cung:
- Polyps, u xơ tử cung…