Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

THÔNG TIN THUỐC – BẢN TIN DƯỢC LÂM SÀNG SỐ 2 NĂM 2021

KHUYẾN CÁO CHUYỂN ĐỔI TỪ KHÁNG SINH TIÊM TRUYỀN SANG KHÁNG SINH ĐƯỜNG UỐNG CỦA BỘ Y TẾ

        Thực hiện quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện”. Khoa Dược xin gửi tới các đơn vị khuyến cáo của Bộ Y tế về việc chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm truyền sang đường uống như sau:

  1. Nhóm kháng sinh áp dụng chuyển từ đường tiêm truyền sang đường uống bao gồm:

Ghi chú:  

– Nhóm 1-2 có thể sử dụng ban đầu qua đường uống cho các nhiễm khuẩn không đe dọa tính mạng, bệnh nhân có huyết động ổn định và không có vấn đề về hấp thu, có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO nếu đáp ứng điều kiện lâm sàng.

– Nhóm 3-4 có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO theo nguyên tắc: sau khi nhiễm khuẩn cơ bản đã được giải quyết bằng kháng sinh đường tiêm ban đầu, kết hợp tác dụng của kháng sinh với tình trạng miễn dịch của người bệnh.

– Điều trị tiếp nối: chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng hoạt chất.

– Điều trị chuyển đối kháng sinh tiêm uống: chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng nhóm, nhưng kháng sinh đường uống có thể là hoạt chất khác, có cùng hoạt lực và phổ tác dụng.

– Điều trị xuống thang: Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống khác có thể cùng loại, cùng nhóm hoặc khác nhóm với kháng sinh đường tiêm. Tuy nhiên, tần suất, liều dùng và phổ tác dụng có thể không hoàn toàn tương tự như kháng sinh đường tiêm.

Tài liệu tham khảo:

– Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 về việc ban hành tài liệu: “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện”.

– Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.

Phụ lục 1:

DANH MỤC KHÁNG SINH GỢI Ý

CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐƯỜNG TIÊM TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG

Phụ lục 2:

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ CHUYỂN KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG VÀ SƠ ĐỒ CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG

1.Tiêu chí khuyến khích chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống theo đánh giá lâm sàng

– Người bệnh người lớn nội trú đáp ứng các tiêu chí sau:

a. Dấu hiệu sinh tồn ổn định và đang tiến triển tốt

– Huyết áp tâm thu ở mức ổn định (>90mmHg) và đang không dùng vận mạch hoặc liệu pháp bù dịch

b. Các triệu chứng của nhiễm trùng cải thiện tốt hoặc không còn

– Không sốt, nhiệt độ < 38,3oC và không cần dùng thuốc hạ nhiệt trong ít nhất 24 giờ

– Không có hiện tượng hạ thân nhiệt, nhiệt độ > 360C trong ít nhất 24 giờ

c. Đường tiêu hóa không bị tổn thương và ổn định về mặt chức năng

– Không có các tình trạng ảnh hưởng đến hấp thu thuốc qua đường uống:

hội chứng kém hấp thu, hội chứng ruột ngắn, liệt ruột nặng, tắc ruột, hút dịch dạ dày liên tục qua ống thông mũi.

d. Đường miệng không bị tổn thương (người bệnh sử dụng được thuốc uống)

– Không nôn

– Bệnh nhân hợp tác

e. Không có các chống chỉ định của kháng sinh đường uống liên quan đến loại nhiễm khuẩn

– Không đạt nồng độ kháng sinh thích hợp tại vị trí nhiễm trùng bằng đường uống

– Không có các tình trạng nhiễm trùng sau:

+ Nhiễm khuẩn huyết nặng, nhiểm khuẩn huyết do S.aureus

+ Viêm mô tế bào hoặc viêm cân cơ hoại tử

+ Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não)

+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

+ Viêm trung thất

+ Đợt cấp bệnh xơ nang

+ Giãn phế quản

+ Nhiễm trùng mô sâu, ví dụ áp xe, viêm mủ màng phổi

+ Viêm tủy xương

+ Nhiễm trùng hoại tử mô mềm

+ Viêm khớp nhiễm khuẩn

+ Nhiễm khuẩn liên quan đến các thiết bị cấy ghép

f. Kháng sinh đường uống có sinh khả dụng tốt, có phổ tác dụng trùng hoặc tương tự thuốc tĩnh mạch và sẵn có tại bệnh viện.

2. Sơ đồ diễn tiến chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống theo đánh giá lâm sàng

Người bệnh người lớn:

Người bệnh nhi: Bệnh nhi sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch

Exit mobile version