NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS ĐƯỜNG SINH DỤC
Nhiễm chlamydia trachomatis là bệnh lây truyền qua đưòng tình dục phổ biến có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi. Nếu không được điều trị có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ bao gồm viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và vô sinh. Nhiễm chlamydia là tác nhân gây viêm cổ tử cung và viêm sinh dục trên, bệnh thường không có triệu chứng.
ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc:
– Điều trị cho bạn tình.
– Tránh giao hợp cho đến khi điều trị đủ (7 ngày sau uống liều duy nhất hay điều trị đủ 7 ngày).
2. Sử dụng kháng sinh:
2.1. Phác đồ đề nghị:
– Azithromycin lg uống liều duy nhất
– Hoặc Doxycyclin 100mg x 2 lần ngày x 7 ngày.
2.2. Phác đồ thay thế:
– Erythromycin 500mg x 4 lần/ ngày x 7 ngày (uống).
– Hoặc Levofloxacin 500mg x 1 lần/ngày x 7 ngày (uống)
– Hoặc Ofloxacin 400mg x 2 lần/ngày x 7 ngày (uống)
2.3. Phác đồ cho phụ nữ có thai:
– Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
– Hoặc Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày (uống)
– Hoặc Amoxicillin 500mg x 3 lần/ngày x 7 ngày (uống)
Tổng kết với phụ nữ có thai của WHO cho thấy:
– Ưu tiên sử dụng Azithromycin hơn Erythromycin (Khuyến nghị mức 3A) do hiệu quả hơn và giá thành thấp hơn.
– Ưu tiên sử dụng Azithromycin hơn Amoxicillin (Khuyến nghị mức 3B) do hiệu quả hơn
– Ưu tiên sử dụng Amoxicillin hơn Erythromycin (Khuyến nghị mức 3C) do giá thành thấp, lợi ích có thể cao hơn và ít tác dụng phụ.
3. Theo dõi:
– Tái khám sau 7 ngày hoặc ngay khi có gì lạ
– Khám phụ khoa định kỳ
Chú ý: Phác đồ cho phụ nữ có thai:
Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Hoặc Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày (uống)
Hoặc Amoxicillin 500mg x 3 lần/ngày x 7 ngày (uống)
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 4568/QĐ-BYT về Ban hành hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục – Bộ Y Tế ngày 14/11/2013
2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – Bộ Y Tế năm 2015, p 184
3. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Quyết định số 4128/QĐ – BYT ngày 29/07/2016, p 337
4. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019 – Bệnh viện Từ Dũ năm 2019, p 179
5. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong sản phụ khoa và sơ sinh – Bệnh viện Hùng Vương năm 2016, p 74
6. WHO guidelines for the Treatment of Chlamydia trachomatis 2016
7. Centers for Disease Control and Prevention: Sexually Transmitted Disease Treatment Guilines, 2015:55-60.