Những điều cần biết về phương pháp đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là dụng cụ được đặt vào tử cung với tác dụng ngừa thai. Nó ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cản trở quá trình thụ tinh. Biện pháp được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.

Biện pháp được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.

1. Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

  • Không phải ai cũng đeo được vòng tránh thai. Nó có thể khiến nữ giới đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí có thể gây thiếu máu.
  • Nếu trong thời gian mang vòng bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm lan rộng và có thể gây chửa ngoài tử cung. Vì vậy, trước khi đặt vòng, phụ nữ cần được khám phụ khoa để phát hiện kịp thời các viêm nhiễm và điều trị.
  • Trong thời gian mang vòng mà thấy có triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy, nên đi khám ngay để được chữa trị.

2. Thời điểm đặt vòng

Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngay sau khi sạch kinh.

Thời điểm đặt vòng thích hợp là ngay sau khi sạch kinh. Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, vòng thường được đặt sau 6 tuần. Đối với sản phụ sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên vì tử cung cần nhiều thời gian hơn để lành lại, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Đối với những phụ nữ sau hút thai, sau sảy thai nên đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn mới đặt vòng tránh thai.

3. Quy trình đặt vòng tránh thai

Bước 1: Trước khi đặt

Nên tìm hiểu kỹ những ưu, nhược điểm của phương pháp này và đối chiếu với bản thân.

Bước 2: Đặt vòng tránh thai

Bác sĩ sẽ thực hiện đặt vòng bằng cách chèn 2 ngón tay vào âm đạo và tay kia bác sĩ sẽ đặt trên bụng bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan vùng chậu.

Từ đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai. Bác sĩ sẽ mở âm đạo ra bằng cách sử dụng một dụng cụ y tế (dụng cụ mỏ vịt). Sau đó sẽ khử trùng để làm sạch âm đạo và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần thiết chỉ định thuốc gây tê có thể được đưa ra. Cuối cùng, vòng tránh thai được luồn qua cổ tử cung. Khi đến tử cung, vòng tránh thai sẽ mở ra thành hình chữ T.

Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu khi đặt vòng, nhưng toàn bộ quy trình chỉ mất vài phút. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy thoải mái và có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày sau khi đặt vòng. Sau khi đeo sẽ được đề nghị mang theo băng vệ sinh trong trường hợp bị chảy máu sau khi đặt vòng.

Bước 3: Sau khi đặt

Nếu bị chảy máu quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nên kiểm tra hàng tháng để đảm bảo là vòng vẫn được đặt đúng chỗ. Đồng thời cũng có thể tự kiểm tra bằng cách rửa tay sạch, đặt ngón tay vào trong âm đạo đến khi bạn cảm thấy cổ tử cung của mình. Nếu cảm thấy sợi dây từ cổ tử cung đó là vòng tránh thai đang được đặt ở vị trí thích hợp. Lưu ý là chỉ được chạm, không được kéo dây ra vì có thể làm thay đổi vị trí vòng tránh thai.

Không được kéo dây ra vì có thể làm thay đổi vị trí vòng tránh thai.

4. Chống chỉ định đặt vòng tránh thai cho những ai?

Tuy có nhiều ưu điểm và tỷ lệ ngừa thai cao nhưng có những trường hợp chống chỉ định sử dụng như sau:

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Đang bị viêm vùng chậu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước;
  • Bệnh lý ác tính đường sinh dục;
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung;
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
  • Ngay sau hút thai hoặc trong các trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.
Không được sử dụng biện pháp này nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN