Triệt sản nữ – Những điều bạn cần lưu ý về phương pháp triệt sản

12/02/2023

Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai rất phổ biến ở các nước phát triển bởi thủ thuật đơn giản hiệu quả cao, lại an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của chị em. Phương pháp ngừa thai này được áp dụng phổ biến bởi ưu điểm hơn các phương pháp khác.

Triệt sản nữ là gì?

Triệt sản nữ là phương pháp cắt và thắt ống dẫn trứng. Đây là phương pháp tránh thai có tác dụng vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai cao, đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý. Về cơ bản, phương pháp này sẽ làm gián đoạn ống dẫn trứng. Từ đó ngăn cản trứng tiếp cận với tinh trùng và thụ tinh.

Triệt sản sau sinh bao gồm những phương pháp nào?

Phương pháp triệt sản sau sinh được áp dụng phổ biến nhất là thắt ống dẫn trứng. Trường hợp phụ nữ sinh nở tự nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở vùng bụng để thực hiện thủ thuật. Trường hợp phụ nữ sinh mổ, thủ thuật thắt ống dẫn trứng sau sinh có thể được thực hiện thông qua đường mổ ở bụng được rạch khi lấy thai.

Triệt sản trong lúc mổ lấy thai là phương pháp ngừa thai cho nhiều ưu việt hơn so với các phương pháp khác như:

  • Đây là thủ thuật ngừa thai vĩnh viễn, an toàn, hiệu quả cao, đơn giản và rẻ tiền.
  • Sản phụ không cần phải theo dõi vị trí vòng tránh thai định kỳ như ở phương pháp sử dụng dụng cụ tử cung.
  • Chi phí thực hiện triệt sản không cao
  • Sản phụ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan như quên uống thuốc khi dùng thuốc tránh thai hay sử dụng sai cách trong phương pháp dùng bao cao su.
triệt sản nữ
Triệt sản sau sinh bao gồm những phương pháp nào?

Tác dụng phụ của triệt sản sau sinh là gì?

Các tác dụng phụ của triệt sản sau sinh tùy thuộc vào loại thuốc gây mê được sử dụng và cách thức thực hiện phẫu thuật. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng phẫu thuật và cảm giác mệt mỏi. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật triệt sản bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau vai
  • Đau quặn bụng
  • Đầy bụng
  • Đau họng (Do sử dụng ống thở trong trường hợp gây mê toàn thân)

 Ưu nhược điểm của phương pháp triệt sản nữ

Cũng như những phương pháp tránh thai khác, triệt sản nữ cũng có ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm khi thực hiện triệt sản nữ

  • Hiệu quả tránh thai rất cao, chỉ cần thực hiện một lần sẽ có tác dụng vĩnh viễn. Đặc biệt không có thời hạn sử dụng như các phương pháp tránh thai khác. Trên thực tế có những trường hợp cắt và thắt ống dẫn trứng như sau đó ống dẫn trứng tự nối liền lại khiến chị em có thai. Tuy nhiên tỷ lệ này vô cùng hiếm.
  • Sau khi thực hiện sẽ có tác dụng tránh thai ngay, không ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt vì về bản chất quá trình rụng trứng vẫn không bị ảnh hưởng.
  • Không ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, ham muốn và sinh hoạt tình dục.

Nhược điểm của phương pháp triệt sản nữ

  • Phải được thực hiện ở những CSYT uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản. Phải có kiến thức chuyên môn về triệt sản nữ.
  • Dễ xảy ra tai biến nếu thực hiện tại những cơ sở không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều.
  • Phải lưu viện để theo dõi sau khi thực hiện triệt sản.
  • Khó phục hồi khả năng

Chỉ định và chống chỉ định thực hiện triệt sản nữ

Chỉ định

Bạn có thể tiến hành triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung nếu thuộc nhóm đối tượng:

  • Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ đã có đủ số con mong muốn, các con khỏe mạnh, tự nguyện áp dụng một biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không phục hồi sau khi tư vấn đầy đủ.
  • Phụ nữ bị các bệnh chống chỉ định có thai.

Chống chỉ định

Triệt sản nữ không phải là phương pháp dành cho tất cả mọi người. Biện pháp này không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên trước khi thực hiện triệt sản nữ cần xem xét và thận trọng và hoãn thực hiện trong những trường hợp đặc biệt:

Những trường hợp cần thận trọng (có thể thực hiện bình thường khi có chuẩn bị đặc biệt) nếu phụ nữ có một trong những đặc điểm sau:

  • Bệnh lý sản khoa (đã từng hoặc đang bị) như: tiền sử viêm vùng chậu từ lần mang thai trước, u xơ tử cung, ung thư vú, phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng dưới.
  • Bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp (140/90 – 159/99 mmHg), có tiền sử đột quỵ hoặc bệnh tim không biến chứng.
  • Bệnh mãn tính như: Động kinh, tiểu đường chưa có biến chứng, xơ gan còn bù, u gan hoặc nhiễm schistomomiasis gan, nhược giáp, thiếu máu thiếu sắt mức độ vừa (hemoglobin 7-0g/Dl), bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, bệnh thận, thoát vị hoành, suy dinh dưỡng nặng, béo phì, trầm cảm hoặc còn trẻ.
Những trường hợp bị hoãn thực hiện nếu khách hàng có một trong những đặc điểm sau:
  • Có thai hoặc trong thời gian 7 – 42 ngày hậu sản.
  • Hậu sản của thai kỳ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Biến chứng sau sinh, sau nạo trầm trọng. Cụ thể như: nhiễm khuẩn, xuất huyết, chấn thương hoặc ứ máu buồng tử cung nhiều, ra nhiều huyết âm đạo bất thường gợi ý bệnh lý nội khoa.
  • Viêm vùng chậu hoặc viêm mủ CTC, viêm CTC do Chlamydia hoặc lậu cầu.
  • Ung thư vùng chậu hoặc bệnh tế bào nuôi ác tính.
  • Bệnh lý túi mật có triệu chứng hoặc siêu gan siêu vi cấp.
  • Thiếu máu thiếu sắt trầm trọng ( hemoglobin< 7 g/Dl).
  • Bệnh phổi như: viêm phổi, viêm phế quản.
  • Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn da bụng.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật do nguyên nhân cấp cứu hoặc do nhiễm khuẩn.

Những trường hợp cần có chuẩn bị đặc biệt (phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những phương tiện hồi sức cần thiết), nếu khách hàng có một trong những đặc điểm sau:

  • Mắc bệnh AIDS hoặc tử cung bị cố định do phẫu thuật trước đó. Do nhiễm khuẫn hoặc có chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, thoát vị rốn hoặc thành bụng hoặc vỡ, thủng tử cung sau sinh, sau phá thai.
  • Nhiều tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ như lớn tuổi hoặc kèm hút thuốc nhiều, huyết áp, đái tháo đường hoặc hiện tại tăng huyết áp trầm trọng (>= 160/100 mmHg) hoặc đái tháo đường có biến chứng.
  • Bệnh lý nội khoa như: Xơ gan mất bù, cường giáp, rối loạn đông máu, bệnh phổi mãn tính hoặc lao vùng chậu.
  • Sinh đẻ nếu muốn mang thai lại.

Thời điểm tiến hành

Triệt sản nữ có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong kỳ kinh khi đã chắc chắn:

  • Không có thai.
  • Sau đẻ thường : Thời điểm tốt nhất là trong vòng 7 ngày đầu hoặc trì hoãn đến thời điểm sau 6 tuần sau đẻ.
  • Sau khi phá thai: Trong vòng 7 ngày đầu (nếu buồng tử cung sạch, không nhiễm khuẩn).
  • Kết hợp triệt sản sau phẫu thuật bụng dưới vì lí do khác ( phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật u nang buồng trứng…) và yêu cầu của khách hàng.

Trước khi quyết định thực hiện triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung, khách hàng cần được tư vấn kỹ lưỡng và ký đơn tự nguyện xin triệt sản.

Theo dõi và chăm sóc sau triệt sản

Đối tượng tiến hành triệt sản nữ phải được theo dõi tình trạng toàn thân, mạch, huyết áp, nhịp thở trong 6 giờ đầu sau thủ thuật. Có thể về nhà sau khi tình trạng ổn định (thường là trong ngày). Những dấu hiệu chứng tỏ khách hàng đã ổn định là:

  • Khách hàng đứng vững khi nhắm 2 mắt và đưa thẳng hai tay phía trước (dấu hiệu Romberg).
  • Khách hàng tỉnh táo, tự mặc quần áo được.
  • Sử dụng kháng sinh nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chăm sóc vết mổ ngay sau triệt sản:

  • Giữ cho vết mổ khô ráo, sạch sẽ.
  • Có thể tắm sau 24 giờ, tắm nhẹ nhàng tránh làm ướt vết mổ.
  • Tránh đụng chạm vết mổ
  • Cắt chỉ vết mổ vào ngày thứ 6 tại trạm y tế xã (nếu khâu bằng chỉ không tiêu).
  • Tránh làm việc nặng và tránh hoạt động tình dục trong 1 tuần.
tránh thai
Tránh đụng chạm vào vết mổ và giữ vệ sinh sau triệt sản

Cảm giác sau phẫu thuật

Sau khi triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung, bạn có thể cảm thấy mệt, đau bụng nhẹ hay đau vai. Cũng có thể có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi. Hầu hết các triệu chứng này chỉ tồn tại trong một vài ngày. Hãy liên hệ bác sĩ hoặc trực tiếp tới CSYT khám ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Sốt.
  • Đau bụng không giảm hoặc tăng.
  • Chảy máu, mủ ở vết mổ.
  • Sưng vùng mổ.
  • Trễ kinh, nghi ngờ có thai.

Tai biến và biến chứng

Phẫu thuật triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung dễ có tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ. Các tai biến có thể xảy ra là:

  • Chảy máu ở ổ bụng.
  • Nhiễm trùng vùng chậu, viêm phúc mạc.
  • Hình thành khối máu tụ.
  • Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.
  • Một số tình trạng hiếm gặp: tổn thương tử cung, ruột, bàng quang.
  • Trường hợp thất bại sau triệt sản có thể gặp thai ngoài tử cung.

Tham khảo website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan đến sinh sản. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN