Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Chớ nên coi thường tụt huyết áp khi mang thai

Đôi lúc, tình trạng chóng mặt, buồn nôn không phải là triệu chứng thông thường của thai nghén. Mà có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn gặp phải hiện tượng tụt hay bị huyết áp khi mang thai. Bị tụt huyết áp khi mang thai cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp. Vậy mẹ bầu cần tìm hiểu biểu hiện tụt huyết áp mang thai. Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin sau nhé

Chớ nên coi thường tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp khi mang thai

Đây là tình trạng huyết áp thấp xảy ra thường xuyên trong toàn bộ trong thai kì. Huyết áp bình thường là dưới 120 mmHg (tâm thu số trên cùng) và trên 80 mmHg tâm trường (số dưới cùng). Nhưng với huyết áp thấp chỉ dưới 90mmHg hoặc dưới 60 mmHg. Một số mẹ bầu có huyết áo sinh lý ở mức khá thấp. Nhưng thường lại không hề có cảm giác mệt mỏi và bất kì cảm giác lâm sàng nào. Bởi vậy mẹ bầu cần phải đi khám thai định kì và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này

Hiện tượng bị tụt huyết áp khi mang thai hay huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi. Để thích nghi với việc sống chung và nuôi dưỡng thai nhi bên trong tử cung. Vì vậy, sức khỏe của người phụ nữ luôn cần được quan tâm và theo dõi định kỳ khi mang thai.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này

Theo sinh lý, trong nửa đầu thai kỳ, huyết áp của người mẹ thường được giữ ở mức thấp. Nhưng vẫn đảm bảo tuần hoàn nhau thai nuôi dưỡng thai nhi. Lý giải cho điều này là sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau.

Tuy nhiên, bị tụt huyết áp khi mang thai không phải lúc nào cũng là tình trạng sinh lý. Bởi sẽ có những biểu hiện tụt huyết áp bệnh lý riêng. Hiện tượng hay bị tụt huyết áp quá thấp có thể gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một số thói quen không tốt có thể gây tụt huyết áp khi mang thai. Như thay đổi tư thế đột ngột, tắm quá lâu. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây hay bị tụt huyết áp khi mang thai. Như: bệnh lý tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng, chảy máu. Chấn thương, bệnh lý thận, mất nước, nôn mửa gây giảm thể tích tuần hoàn. Phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc.

Nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu tụt huyết áp

Một trong những rủi ro chính đối với bà bầu bị tụt huyết áp là té ngã do choáng váng. Do ngất nếu đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm. Các chấn thương va chạm sau những đợt ngất xỉu. Như vậy là những mối nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Do khi tụt huyết áp xảy ra, lượng máu đến bánh nhau để nuôi dưỡng cho bào thai bị sụt giảm. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình phát triển, chào đời của em bé. Chẳng hạn như làm cho thai chết lưu, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu tụt huyết áp

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai

Mặc dù việc tụt huyết áp thường không quá nguy hiểm, nhưng các triệu chứng có thể gây phiền toái hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, đặc biệt là nếu bạn chưa từng trải qua những tình trạng này trước đây. Tụt huyết áp khi mang thai sẽ biểu hiện bằng nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau như: Khó thở, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, da xanh tái, mờ mắt, ngất xỉu, thường khát nước – ngay cả khi vừa uống trước đó

Triệu chứng lâm sàng khác nhau như khó thở

Cách khắc phục tình trạng tụt huyết áp

Thông thường, không có biện pháp điều trị y tế cụ thể cho tình trạng tụt huyết áp khi mang thai 3 tháng đầu. Giá trị huyết áp thường sẽ trở lại bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ trải qua các đợt huyết áp thấp bất thường có thể cần dùng đến thuốc. Bất kỳ tình trạng nào khiến bạn bị tụt huyết áp chẳng hạn như thiếu máu hoặc mất cân bằng nội tiết tố sẽ cần phải được ưu tiên điều trị.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể khắc phục tình trạng tụt huyết áp khi mang thai bằng những cách như:

Cách khắc phục tình trạng tụt huyết áp
Hi vọng những chia sẻ trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ sẽ có 1 thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm những bài viết khác tại :

Sảy Thai Liên Tiếp: Nỗi Lo Của Nhiều Mẹ Bầu

Cách Giảm Phù Chân Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu

Sàng Lọc Tim Bẩm Sinh Cho Trẻ Ngay Sau Sinh

Exit mobile version