Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, các giai đoạn phát triển

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Nó chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung. Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng khoảng 4,6/100.000 phụ nữ. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1200 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh.

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nữ giới.

Căn bệnh này diễn tiến âm thầm, lặng lẽ, triệu chứng không rõ rệt. Vì thế nên nó vô cùng nguy hiểm nhưng chị em hay bỏ qua. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi tuy nhiên hay gặp nhất là phụ nữ trên 50.

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ gồm 2 buồng trứng, chúng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương một hạt thị.

Chức năng của buồng trứng là sản xuất ra trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone. Hai loại nội tiết tố do buồng trứng tiết ra có tác động đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Và các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.

Các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh.

Các thể của bệnh bao gồm:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất
  • Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại này ít gặp hơn ung thư biểu mô.
  • Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp

2. Các nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh.. Nhưng các nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh :

  • Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị, em gái ruột mắc bệnh ung thư buồng trứng. Trong gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiền sử bản thân: Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi: Khả năng phát sinh bệnh tăng cao theo tuổi, hầu hết xuất hiện ở độ tuổi trên 50 và tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
  • Mang thai và sinh con: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con thì nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con. Sinh càng nhiều con thì nguy cơ càng thấp.
  • Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn: Có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên là vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.
  • Điều trị hormon thay thế: Điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh tăng nguy cơ.
  • Bột talc: Phụ nữ sử dụng bột talc nhiều ở cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng

Cũng giống như đa phần các bệnh ung thư khác, bệnh không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm. Phải đến giai đoạn muộn bệnh mới biểu hiện rõ ràng.

Tuy nhiên có thể thấy các dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón
  • Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang
  • Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
Cảm giác khó chịu, đau ở vùng

4. Các giai đoạn phát triển ung thư buồng trứng

Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn sau:

4.1 Giai đoạn 1

Giai đoạn này khối u được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lây lan sang các cơ quan khác.

  • 1A ung thư chỉ nằm trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng
  • 1B ung thư đã ở cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng không xa hơn.
  • 1C có nghĩa là ung thư vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và đã phá vỡ bề mặt của buồng trứng để đến bên ngoài.

4.2 Giai đoạn 2

Trong giai đoạn này tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng tới các cơ quan trong khung chậu.

  • 2A có thể lan tới tử cung hoặc ống dẫn trứng
  • 2B là khi nó đã phát triển thành các cơ quan lân cận khác như đại tràng, bàng quang hoặc trực tràng.

5. Mức độ nguy hiểm của ung thư buồng trứng

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn 1 cơ hội sống trên 5 năm sau khi được phát hiện lên đến 95%

Bệnh cũng giống như đại đa số các bệnh khác nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời từ giai đoạn 1 cơ hội sống trên 5 năm sau khi được phát hiện lên đến 95%. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tiền sử bệnh tật…

Nếu bệnh phát hiện muộn hơn tỷ lệ sống càng thấp. Cụ thể là nếu được phát hiện ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 70%, giai đoạn 3 khoảng 39%. Còn nếu phát hiện ở giai đoạn cuối tỷ lệ sống rất thấp, khối u đã di căn xa khả năng điều trị khó và hiệu quả thấp.

Việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho chị em phụ nữ. Đừng sợ phát hiện ra bệnh vì phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả. Khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nên chủ động đi khám tầm soát ung thư sớm.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN