13/01/2023
Xét nghiệm nội tiết tố nữ rất cần thiết, giúp kiểm tra được toàn bộ hoạt động của buồng trứng cũng như chức năng làm việc noãn. Nếu có những dấu hiệu bất thường, chị em nên tức tốc đi kiểm tra, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, cần phải biết chính xác nên làm các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một loạt các xét nghiệm nhỏ nhằm đánh giá và theo dõi chức năng, tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng.
Dựa vào kết quả của những xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ đồng thời phát hiện sớm các rối loạn trong nội tiết tố.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 7 xét nghiệm nhỏ là xét nghiệm chỉ số Testosterone, Estrogen, Progesterone, FSH, AMH, LH và Prolactin.
Chỉ số Testosterone
Xét nghiệm nhỏ đầu tiên trong xét nghiệm nội tiết tố nữ là kiểm tra chỉ số testosterone
Testosterone là một hormone không thể thiếu ở nam giới tuy nhiên cũng có một hàm lượng nhỏ nhất định trong cơ thể phụ nữ. Hormone này có vai trò giúp kích thích và gia tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
Giới hạn bình thường của chỉ số Testosterone là từ 15 – 70mg/dL.
Nồng độ quá cao Testosterone có thể là dấu hiệu của các bệnh u hiếm gặp hoặc bệnh đa nang buồng trứng.
Chỉ số Estrogen
Xét nghiệm nhỏ thứ hai trong xét nghiệm nội tiết tố nữ là kiểm tra chỉ số estrogen
Estrogen là hormone đảm nhận vai trò quy định các đặc điểm về mặt hình thể ở người phụ nữ, cụ thể như giọng nói, đường cong cơ thể hay làn da mịn màng, cùng những vấn đề liên quan đến sinh sản như độ đàn hồi và ẩm ướt của vùng kín hay chu kỳ kinh nguyệt,…
Estrogen có 3 dạng nhưng trong đó E2 (hay Estradiol) là dạng phổ biến nhất. Nồng độ estradiol được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL.
Chỉ số Progesterone
Progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản ở người phụ nữ bởi nó có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung.
Đặc biệt, đối với thai phụ, progesterone cần được duy trì ở mức cao nhằm bảo vệ cho thai nhi. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone chỉ nên duy trì trong khoảng từ 5 – 20 ng/mL. Việc Progesterone trong cơ thể vượt quá mức này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu cực như trầm cảm, suy nhược cơ thể, tức ngực, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,…
Chỉ số FSH
Xét nghiệm FSH thường được chỉ định để làm cơ sở chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng.
Nồng độ FSH đo được cao đồng nghĩa với việc khả năng dự trữ của buồng trứng thấp.
Kết quả xét nghiệm FSH là bình thường nếu nồng độ FSH đo được là từ 1,4 – 9,6 IU/L.
Chỉ số AMH
Xét nghiệm AMH là một trong những thủ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chẩn đoán và điều trị hiếm muộn bởi nó đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng một cách chính xác nhất.
Nồng độ AMH an toàn là từ 2 – 6,8 ng/ml. AMH quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Cụ thể:
- Nồng độ AMH quá cao: gia tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, dẫn tới vô sinh.
- Nồng độ AMH quá thấp: làm giảm khả năng đáp ứng thuốc khi thụ tinh ống nghiệm.
Chỉ số LH
Hormone LH là cần thiết đối với quá trình làm chín noãn bào và giải phóng trứng. LH sẽ biến bào noãn thành thể vàng sau khi trứng rụng. Thể vàng sau đó tiết ra progesterone.
Xét nghiệm LH có kết quả bình thường nếu nồng độ LH nằm trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L.
Quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, gây rối loạn nếu nồng độ LH trong cơ thể quá cao. Ngoài ra, còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa nang buồng trứng.
Chỉ số Prolactin
Hormone Prolactin ở nồng độ cao có thể xem như một phương pháp tránh thai tự nhiên đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, đối với phụ nữ bình thường, nồng độ cao hormone Prolactin có thể dẫn đến vô sinh.
Nồng độ an toàn của Prolactin là từ 127 – 637 μU/mL.
Khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết tố nữ?
Phụ nữ được khuyến cáo nên đi làm xét nghiệm nội tiết tố nữ thường xuyên theo định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Để có thể kiểm tra sức khỏe sinh sản và phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể nên làm các xét nghiệm nội tiết tố như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Người không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc bị mất kinh trên 3 tháng (vô kinh thứ phát)
- Phụ nữ trên 35 tuổi
- Trường hợp nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ
- Vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều
- Tăng cân không kiểm soát
- Chuẩn bị sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.
Các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào?
Xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào? Nồng độ của các hormone nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:
- Xét nghiệm LH và FSH: trong vòng từ ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Xét nghiệm Progesterone: từ ngày thứ 21 – 28 của vòng kinh.
- Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Quy trình thăm khám nội tiết và xét nghiệm nội tiết tố nữ
Để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình 2 bước sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Trước tiên bác sĩ sẽ cần tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá đúng tình trạng rối loạn nội tiết của bệnh nhân. Tại bước này, bác sĩ tiến hành hỏi thăm trực tiếp người bệnh về các vấn đề liên quan. Bệnh sử bệnh nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, số lần mang thai,… Cũng như tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp, tình trạng thể lực và tinh thần, vùng âm đạo,…
Bước 2: Xét nghiệm các chỉ số nội tiết
Để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng hoạt động, khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, sự phát triển của noãn,… cũng như quá trình rụng trứng có theo chu kỳ hay không thì những con số từ kết quả xét nghiệm chỉ số nội tiết trong phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng.
Thông thường, việc xét nghiệm nội tiết tố sẽ bao gồm 7 xét nghiệm chính. Gồm các chỉ số: FSH, LH, testosterone, estrogen, prolactin, progesterone và AMH.
Chỉ số nội tiết bình thường
Chỉ số bình thường FSH | (mlU/ml) |
Pha nang noãn sớm | 0.2 – 10 |
Kỳ rụng trứng | 10 – 23 |
Pha hoàng thể | 1.5 – 9 |
Thời Mãn kinh | 30 – 140 |
Chỉ số bình thường LH | (mIU/ ml) |
Pha nang noãn: | 1 – 18 |
Giữa chu kỳ: | 24 – 105 |
Pha hoàng thể: | 0,4 – 20 |
Mãn kinh: | 15 – 62 |
Chỉ số bình thường E2 | (pg/ ml) |
Pha nang noãn. | 39 – 189 |
Giữa chu kỳ. | 94 – 508 |
Pha hoàng thể. | 48 – 309 |
Mãn kinh. | < 50 |
Xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm bổ sung nội tiết tố cho cơ thể kịp lúc
Kết quả xét nghiệm kiểm tra sẽ cho chị em biết tình trạng nội tiết của mình. Giúp chị em có thể tìm giải pháp bổ sung/cân bằng cho phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp bổ sung chị em có thể tham khảo như:
Bổ sung bằng liệu pháp hormone thay thế HTR:
- Phương pháp này bổ sung khá nhanh. Có thể dễ dàng nhận biết sự thay đổi thường áp dụng với những trường hợp thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố nặng. Do sử dụng estrogen có nguồn gốc từ động vật nên sản phẩm này không có khả năng đào thải. Chính vì vậy khi sử dụng chị em cần có sự tư vấn và theo dõi kỹ càng. Đặc biệt không được sử dụng cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, phụ nữ trên 65 tuổi, các bệnh nhân mắc bệnh gan, các bệnh tim mạch. Liệu pháp này chống chỉ định với các trường hợp có khối u phụ thuộc estrogen như u vú, u xơ tử cung, v.v.
Bổ sung bằng estrogen thảo dược:
- Do là estrogen thảo dược nên có 1 ưu điểm vượt trội hơn phương pháp bổ sung bằng thuốc đó là “có khả năng bổ sung estrogen cho cơ thể khi thiếu và đào thải estrogen khi dư thừa không gây ứ đọng trong cơ thể” nên chị em hoàn toàn yên tâm sự dụng mà không cần sự giám sát của bác sĩ. Có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh đang cho con bú an toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và bé. Estrogen thảo dược có nhiều trong thực phẩm. Nhưng dồi dào dễ hấp thụ nhất với cơ địa của người Việt Nam là từ mầm đậu nành.
- Tuy nhiên, những chế phẩm từ đậu nành như: giá đậu nành, đậu phụ, sữa mầm đậu nành, bột mầm đậu nành… vẫn ở dạng thô nên hàm lượng estrogen thấp, khó hấp thụ. Vậy nên để bổ sung được đủ lượng estrogen cho cơ thể cần nạp 1 lượng khá lớn thực phẩm. Ngày nay, các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp chiết xuất cô đặc thành tinh chất mầm đậu nành để có được hàm lượng cao và dễ hấp thụ. Giúp chị em bổ sung estrogen 1 cách dễ dàng hơn.
- Sau khoảng 2h kể từ khi mẫu máu được đưa vào phân tích, bạn sẽ có kết quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám và tư vấn kĩ lưỡng.