Site icon BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Sảy thai – Nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

đặt thuốc viêm cổ tử cung bị ra máu

02/02/2023

Sảy thai – hai từ tuy ngắn gọn nhưng chẳng phụ nữ nào muốn nghe hoặc nhắc tới. Tuy nhiên lại có đến hơn 10% thai phụ không giữ được thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ. Tìm hiểu về các dấu hiệu và cách phòng ngừa sảy thai sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ này, hướng tới một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là vấn đề được các thai phụ đặc biệt quan tâm. Sảy thai có một số triệu chứng khá phổ biến như xuất huyết âm đạo, chuột rút… Tuy nhiên những triệu chứng này cũng gặp ở các bệnh khác trong thai kỳ. Nên sẽ rất khó xác định chính xác.

Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và thường khó xác định rõ ràng. Tuy nhiên đa phần không phải do lỗi của người mẹ. Người ta cho rằng hầu hết các trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể. Là khi em bé có quá nhiều hoặc không đủ NST thì sẽ không thể phát triển đúng cách.

Các nguyên nhân sảy thai

Bất thường về nhiễm sắc thể

Hơn 50% nguyên nhân gây sảy thai 3 tháng đầu là do NST của em bé có vấn đề. NST chứa các gen xác định những đặc điểm riêng biệt của thai nhi. Chẳng hạn như tóc và màu mắt. Thai nhi sẽ không thể phát triển bình thường nếu có sự sai lệch về số lượng hoặc xuất hiện đột biến NST.

Thông thường, sự rối loạn NST xảy ra một cách ngẫu nhiên khi phôi phân chia và phát triển, không phải là vấn đề di truyền từ cha mẹ. Do vậy, nguyên nhân sảy thai tự nhiên sớm này thường không lặp lại một lần nữa nếu người mẹ tiếp tục mang thai trong tương lai.

Cho đến nay y học vẫn chưa thể tìm ra cách nào để ngăn chặn các vấn đề bất thường xảy ra ở nhiễm sắc thể. Tuy nhiên khi phụ nữ càng lớn tuổi, đặc biệt là sau tuổi 35, nguy cơ gặp phải các vấn đề về nhiễm sắc thể nói riêng và sảy thai nói chung sẽ tăng lên.

Tình trạng sức khỏe

Nguyên nhân sảy thai 3 tháng giữa, hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ hai, thường là do tình trạng sức khỏe của người mẹ. Một số vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ sảy thai của phụ nữ bao gồm:

Lối sống

Một số thói quen nguy hiểm của thai phụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguyên nhân sảy thai tự nhiên sớm, bao gồm:

Yếu tố môi trường

Ngoài hút thuốc thụ động, một số chất trong môi trường xung quanh nhà ở và tại nơi làm việc của phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân sảy thai, cụ thể là:

Nếu có lo ngại về các yếu tố độc hại từ môi trường sống, chị em phụ nữ cần trình bày rõ với bác sĩ sản khoa để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Các nguyên nhân khác

Thực tế, hầu hết các nguyên nhân sảy thai thường không thể kiểm soát và khó để xác định chính xác. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố rủi ro khác nhau làm tăng nguy cơ sảy thai, bao gồm:

Tuổi tác:
Sau sảy thai nhiều lần:
Cân nặng:
Xét nghiệm tiền sản xâm lấn:

Triệu chứng sảy thai

Dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai là chảy máu âm đạo

Dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai là chảy máu âm đạo. Máu có thể biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu màu đỏ tươi hoặc vón thành cục. Hiện tượng này có thể xuất hiện rồi biến mất trong vài ngày.

Tuy nhiên chảy máu âm đạo cũng tương đối phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà chưa chắc đã là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Ngay khi thấy biểu hiện này, sản phụ cần đến gặp bác sĩ càng tốt. Đặc biệt với những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp (sảy thai tái diễn) càng cần phải cẩn trọng.

Các triệu chứng sảy thai khác bao gồm:
Trong một số ít trường hợp, sảy thai có thể do thai phát triển bên ngoài tử cung. Trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Lúc này, thai phụ thường có các triệu chứng sau:

Bà bầu gặp các triệu chứng trên cần được đưa tới bệnh viện sớm nhất có thể để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ xác định bạn có bị sảy thai hay không bằng cách thực hiện kiểm tra vùng chậu và siêu âm. Nếu kết quả chắc chắn là sảy thai và tử cung không bị nhiễm trùng, bạn sẽ không cần điều trị. Nhưng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một số tình trạng khác, các phương pháp điều trị sau có thể được áp dụng:

Nong và nạo tử cung (D&C):

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung và nhẹ nhàng loại bỏ các mô hoặc bào thai còn sót lại trong tử cung;

Sử dụng thuốc:

Thuốc có thể được dùng thay cho thủ thuật D&C, chẳng hạn như misoprostol để làm cho tử cung tự lành.

Về chế độ ăn uống, cần lưu ý:

Vấn đề mang thai sau sảy thai

Hầu hết các yếu tố gây sảy thai nằm ngoài khả năng kiểm soát của thai phụ, tuy nhiên để giảm nguy cơ sảy thai cho những lần mang thai sau, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bị sảy bao lâu thì có thai lại được ?

Sau khi sảy thai, cơ thể cần thời gian từ 2-3 tuần để cho tử cung ra hết dịch và máu đọng còn sót lại cũng như để cổ tử cung đóng lại sau sảy. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần tính từ ngày sảy thai.

Trường hợp sảy một lần

Trường hợp bị sảy hai lần trở lên

Nếu bạn đã từng sảy thai hai lần trở lên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Mang thai trứng: 

Mang thai trứng là tình trạng một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ. Chúng dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Nếu xác định chính xác là thai trứng thì cần xử trí càng sớm càng tốt. Trường hợp trứng chưa sảy thì nạo hoặc hút.

Tình trạng mang thai trứng chị em phụ nữ thường gặp
Theo dõi sau nạo trứng: 

Lâm sàng: Toàn trạng, tình trạng nghén, máu ra âm đạo, co hồi của tử cung, nang hoàng tuyến và nhân di căn.

Cận lâm sàng:

Sau nạo trứng cần theo dõi Beta- HCG mỗi tuần, đến khi âm tính 3 lần là được. Thời gian HCG trở về âm tính thường sau 60-70 ngày. Sau xuất viện, người bệnh phải được theo dõi liên tục 2 tuần 1 lần trong 3 tháng đầu, 4 tuần 1 lần trong 6 tháng kế tiếp và 8 tuần 1 lần trong 8 tháng tiếp theo. Trong thời gian theo dõi, người bệnh không được có thai. Vì nếu mang thai rất có thể bị thai trứng trong những những lần có thai tiếp theo. Nhất thiết phải kiểm tra nồng độ HCG trong nước tiểu khi muốn có thai trở lại.

Nguy cơ cho mẹ khi vỡ kế hoạch có thai sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ

Thông thường, các cặp vợ chồng đều muốn có con lại ngay sau khi sảy thai. Tuy nhiên, cơ thể mẹ cần một thời gian để hồi phục lại sức khỏe. Việc có thai ngay sau sảy thai có thể khiến cho mẹ gặp phải một số rủi ro như:

Những lưu ý khi có thai sau sảy thai

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đều đặn và lành mạnh.
Kiểm tra cân nặng: 

Ngoài ra, mẹ nên tránh một số việc như: kiêng lạnh, không làm việc nặng. Đặc biệt là kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu vì có nguy cơ làm tăng khả năng sảy thai. Quan trọng hơn hết là mẹ bầu nên giữ một tinh thần thoải mái nhất. Cần nhanh chóng loại bỏ nỗi đau cũ để thai kỳ được an toàn nhất có thể.

 Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai?

Sảy thai là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể xảy ra với mọi thai phụ. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với mọi thay đổi trên cơ thể. Vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai. Nếu nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, thai phụ vẫn có thể giữ được thai nhi, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu có nhu cầu thăm khám, bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để được các y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn kĩ lưỡng.

Exit mobile version