Cân nặng là chỉ số vô cùng quan trọng trong thai kỳ của mẹ bầu. Bởi nó vừa phản ánh sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy tang cân như thế nào trong thai kỳ được coi là tốt. Câu trả lời sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây
Tăng cân như thế nào là hợp lý
Trong một thai kỳ kéo dài 40 tuần, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 9 – 12kg. Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,…
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào BMI Của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9):
Mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
- 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
- 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg
Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5):
Mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25):
Mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai. Thông thường là 7-11,3 kg.
Trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20,5 kg.
Biến chứng nếu tăng cân quá nhiều hoăc quá ít
Đối với trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhiều:
- Khó sinh
- Sinh con quá to
- Trẻ sinh ra bị nặng cân, dễ có vấn đề tiểu đường
- Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
- Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
- Khả năng huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
- Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
- Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2
Còn bà bầu thiếu cân trong quá trình mang thai
- Không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Thai nhi dễ bị chậm tang trưởng trong tử cung. Hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
- Ảnh hưởng đến não bộ thai nhi: Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- – Chuyển dạ sớm: Mang thai tăng cân ít hoặc không tăng cân sẽ khiến mẹ đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe ở bé như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp…. sau này.
Bí quyết giúp mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn khoa học
Theo dõi cân nặng thường xuyên
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra cân nặng trên cùng một chiếc cân một tuần một lần. Thời điểm vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Trong trường hợp, nếu mẹ bầu là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg . Nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
Thăm khám thường xuyên
Mẹ bầu cần kham thai thường xuyên đẻ theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho thai kỳ.
Luyện tập thể thao đều đặn
Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp)…nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế một vài khó chịu khi mang thai: đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Hạn chế hoặc tuyệt đối những môn thể thao nguy hiểm.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ăn đủ protein: thịt, cá, trứng, sữa, dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể. Và chất béo tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
- Tăng nguồn cung cấp vitamin A: sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng, B :ngũ cốc và D: sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá, axit folic trong rau xanh , sắt trong động vật thân mềm, rau xanh, canxi trong sữa, rau xanh và magiê: rau xanh, nước khoáng.
- Chọn những loại thức ăn béo và ít đường, nhiều chất xơ.
- Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước trong thai kỳ và đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Lưu ý để hạn chế tăng cân trong thai kỳ
Dưới đầy là những lưu ý mà mẹ bầu chớ mắc phải
- Thay các món ăn vặt như: bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, sô cô la, v.v… thành trái cây
- Chọn sữa ít béo, sữa chua và phô-mai thay cho các sản phẩm giàu chất béo
- Cắt hết phần mỡ ra khỏi thịt trước khi nấu và loại bỏ da gà
- Hạn chế đồ ăn mang đi nhiều chất béo (chọn các loại salad)
- Uống nước (không phải nước ngọt hoặc thức uống có cồn) và hạn chế nước trái cây ở phần ăn mỗi ngày
- Hạn chế ăn các món tráng miệng và bánh pudding
- Giảm ăn vặt
- Tăng cường hoạt động thể chất hoặc tập thể dục.
Chúc mẹ bầu có một thai lỳ khỏe mạnh !
Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL