Chắc hẳn nhiều mẹ bầu sau khi sinh mắc phải trường hợp bị tắc tia sữa. Gây ra tình trạng không có sữa cho con bú mà phải dùng sửa ngoài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của con. Bởi trong sữa mẹ có vô vàn nhiều dưỡng chất cần thiết cho con. Bởi vậy trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về tình trạng đáng lo ngại này nhé.
Tắc tia sữa ở mẹ nghĩa là gì ?
Tắc tia sữa là tình trạng không hề hiếp gặp đặc biệt với mẹ sinh nở lần đầu. Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng. Và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn cho người mẹ.
Tắc sữa không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu nhưng lại gây ra sự khó chịu. Bên cạnh đó nếu không điều trị kịp thời. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ. Như các bệnh áp xe vú, viêm vú, u xơ tuyến vú,… Cuối cùng là làm gián đoạn quá trình cho con bú là phải dùng sữa ngoài.
Khoảng thời gian xảy ra tình trạng này
Từ 2 – 3 ngày sau khi sinh, bầu vú của mẹ sẽ căng cứng, nặng và cảm giác nóng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa như nổi cục. Mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Nếu không được chữa trị sớm sẽ gây tắc sữa, mất sữa. Ngoài ra có thể gây ra tình trạng sốt, nhiễm trùng lâu hơn gây trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân gây ra tắc sữa sau sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:
- Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không chảy ra ngoài cho bé bú. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa do sữa mẹ thừa ở trong bầu ngực. Do em bé không bú hết. Hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no. Dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực. Đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ. Và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút sữa ra. Cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
Bên cạnh đó còn có
- Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé bú không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
- Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin giúp vú bạn giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, bạn cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.
Dấu hiệu khi mẹ bị đã gặp phải việc này
Các biểu hiện của tắc tia sữa thường tiến triển một cách từ từ. Tuy nhiên, một vài trường hợp lại vô cùng nhanh chóng và rất rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, đau nhức khó chịu. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.
- Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.
- Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.
- Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực. Có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.
- Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…
Điều trị tắc tia sữa sau sinh mẹ bầu
Việc điều trị tắc tia sữa là làm tan các cục sữa ứ đọng, vốn cục, khơi thông tia sữa… Mẹ có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng này.
- Trước khi cho bé bú, mẹ nên chườm ấm bầu ngực bằng cách chườm khăn ấm. Đồng thời massage ngực nhẹ nhàng, không mặc áo ngực. Giúp ngực được thông thoáng, sữa được lưu thông dễ dàng.
- Sau khi bé bú xong, mẹ nên hút sữa bằng máy. Hoặc váy tay để đảm bảo hút hết lượng sữa còn dư trong bầu ngực. Không để sữa còn sót khiến gây ra tình trạng ứ đọng ở bầu ngực.
- Nên cho trẻ bú sữa bên nào đang tắc đầu tiên.
- Mẹ xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn. Để có thể kích thích và khơi thông được dòng sữa đang tắc
- Với trường hợp tắc tia sữa sau sinh lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm vú, áp xe vú thì mẹ cần đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn cách điều trị. Nhiều trường hợp phải sử dụng kháng sinh, thậm chí phải trích thải mủ mới có thể chữa được.
Ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến sữa
Để hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa xảy ra, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên cho bé bú đúng cữ, sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa thừa ra bên ngoài. Tránh tình trạng sữa ứ đọng lâu ngày gây tắc, viêm vú.
- Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần tránh việc quá căng thẳng, cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể.
- Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…
Nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên tìm đến sự khăm khám từ bác sĩ. Để nó không trở thành những bệnh lý nguy hiểm. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh !
Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL