Điểm mặt những tác nhân gây hại đến thai kỳ

9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ là sự hình thành và quá trình phát triển của thai nhi. Nhưng mẹ có biết, những tác nhân quen thuộc hàng ngày của mẹ tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại gây hại đến sự phát triển của thai kỳ. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra nếu mẹ không bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân xấu. Mẹ cần nhận biết và phòng tránh các tác nhân có thể gây hại cho thai kỳ.

triệu chứng bao gồm - Cử động thai nhi không mạnh
Thai phụ cần nhận biết và phòng tránh các tác nhân có thể gây hại cho thai kỳ.

1. Những tác nhân dễ gây hại tới thai kỳ

1.1 Các loại thuốc và thực phẩm chức năng

Thuốc chính là con dao 2 lưỡi đối với phụ nữ mang thai. Một vài loại thuốc kháng sinh, thuốc trị mụn, thuốc chống đông máu, vitamin A, thuốc giảm đau… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai và gây nguy hiểm cho thai phụ như chậm phát triển trí tuệ, dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc làm chậm quá trình chuyển dạ hay tăng nguy cơ băng huyết sau sinh,…

Do đó trong thai kỳ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào; dù đông hay tây y; dù thuốc điều trị hoặc chỉ là thực phẩm chức năng; bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để có một thai kỳ an toàn.

1.2 Rượu bia và thức uống có cồn

Rượu bia có thể gây sẩy thai, thai lưu,…

Rượu bia và thức uống có cồn đều là những kẻ thù nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Cồn trong rượu bia dễ dàng đi qua rau thai để vào cơ thể thai nhi do đó uống rượu trong khi mang thai có thể gây sẩy thai, thai lưu, ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách và trí tuệ của trẻ sau này, trẻ có thể mắc rối loạn phổ thai rượu (FASDs: fetal alcohol spectrum disorders) với các biểu hiện đầu nhỏ, nhẹ cân, chậm trí, học tập khó khăn, chậm nói v.v….

Nếu bạn đang dự định mang thai, đang mang thai hãy ngừng uống bia rượu ngay nếu muốn con khỏe mạnh.

1.3 Thuốc lá

Thuốc lá có rất nhiều thành phần độc hại như nicotin, carbon monoxide, chì, cyanua,… Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như gây sinh non; làm bé nhẹ cân; gây ra dị tật vùng môi miệng như tật khẻ hở môi – hàm (sứt môi, hở hàm). Hút thuốc trong và sau khi mang thai làm tăng nguy cơ bé bị tử vong đột ngột sau sinh.

1.4 Các loại mỹ phẩm

Mỹ phẩm có chì gây hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi

Nhiều loại mỹ phẩm có chứa nhiều kim loại nặng độc hại như thủy ngân, chì, asen. Các kim loại này có thể thấm qua da và niêm mạc, gây hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi, gây dị tật cho thai. Trong số các loại mỹ phẩm có thể chứa chất độc hại mà bạn hay dùng có thể kể đến là các loại sơn móng tay và các dung môi để chùi rửa loại sơn này, son môi v.v.. Do đó, khi mang thai mẹ hãy hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm. Nếu phải sử dụng mẹ nên dùng các loại mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên; có nguồn gốc rõ ràng và chứa các thành phần lành tính.

1.5 Tia X

Tia X được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý của hệ xương, các hệ cơ quan. Tuy nhiên tia X có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,có thể gây sảy thai, dị tật cho thai v.v… Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào liều tia, tần suất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và số tuần tuổi của thai nhi.

Do đó, nếu trong thai kỳ bạn có vấn đề về sức khỏe cần phải chụp X quang, chụp CT hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có sử dụng tia X bạn cần phải thông báo cho bác sĩ rằng mình đang mang thai hoặc có khả năng mang thai để các bác sĩ cân nhắc và có biện pháp bảo vệ để giúp bạn hạn chế thấp nhất tác động của tia X nếu thật sự cần thiết.

1.6 Môi trường ô nhiễm

Phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh

Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa việc phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thai nhi kể cả trong thời gian trong bụng mẹ và sau khi ra đời.

Sự phơi nhiễm với các chất độc hại trong môi trường; ozone; NO2; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm liên quan đến mật độ giao thông v.v.. có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh và gần đây một số nghiên cứu đã đặt vấn đề về mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường và các rối loạn phổ tự kỷ (ASD: autism spectrum disorders) do mẹ phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai.

1.7 Các thuốc bảo vệ thực vật

Các loại thuốc bảo vệ thực vật nếu được sử dụng không đúng cách sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Các loại thuốc này có thể gây sẩy thai, thai lưu, trẻ nhẹ cân, dị tật bẩm sinh. Có những nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa việc phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong thời kỳ mang thai với việc sinh con mắc các rối loạn phổ tự kỷ.

Do đó hãy hết sức thận trọng và lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình.

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây sảy thai, thai lưu, sinh non

2. Phòng ngừa các tác nhân gây hại để có một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học theo các bước lưu ý dưới đây:

Hãy chú ý lượng thực phẩm dung nạp hằng ngày

Trong suốt thời gian còn trong bụng mẹ, bé cưng sẽ hấp thụ hầu hết những thành phần dưỡng chất mà mẹ ăn hằng ngày. Vì vậy, mẹ nên cân bằng lượng chất dinh dưỡng hấp thu để bảo đảm rằng bé đủ chất nhưng cũng không tăng cân quá mức sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Tốt nhất, trong khẩu phần ăn mỗi ngày, mẹ nên bảo đảm có đầy đủ các nhóm thực phẩm, ăn nhiều rau xanh và trái cây đồng thời tránh những loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ bầu cũng cần bổ sung 5 dưỡng chất không thể thiếu cho thai kỳ như sau: Lợi khuẩn (Probiotics); Axit folic; Canxi; DHA; Sắt

Mẹ cần bổ sung sắt cho thai nhi
Bổ sung vitamin hợp lý

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất khi mang thai là một điều vô cùng quan trọng. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý bổ sung vừa đủ, tránh chuyện thừa hay thiếu một loại vitamin nào đó. Mẹ đã trao đổi với bác sĩ trước khi chính thức bổ sung một loại vitamin nào đó.

Thư giãn trong suốt thai kỳ

Khi mang thai, mẹ nên cố gắng tránh xa những căng thẳng vì trạng thái tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy dành thời gian thư giãn nhẹ nhàng với những bài tập thể dục hay những bản nhạc dịu êm, tham gia các lớp học tiền sản, hoặc đơn giản là thủ thỉ tâm tình với bé…

Uống sữa
Sữa giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi nên việc mẹ uống sữa trong khi mang thai sẽ giúp bé hấp thụ được lượng canxi và vitamin cần thiết. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, lượng canxi cần thiết là khoảng 1000mg một ngày, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là 1000 – 1200mg một ngày. Sữa không chỉ để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

Tập thể dục nhẹ nhàng riêng cho phụ nữ mang thai

Tập thể dục giúp não tiết ra một chất hóa học có trong thuốc an thần. Nó giúp mẹ giảm căng thẳng, áp lực từ cuộc sống và có giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, khi tập thể dục, máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, giúp mẹ hấp thu được nhiều oxi và dưỡng chất hơn.

Thường xuyên vận động, thể dụng hợp lý
Thường xuyên vận động, thể dụng hợp lý
Chăm sóc hình ảnh của bản thân

Việc giữ cho mình một trạng thái gọn gàng, xinh đẹp sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tự tin, hạnh phúc hơn rất nhiều.

7 tác nhân tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng nó chính là những nguyên nhân có khả năng dẫn đến sẩy thai, dị tật, sinh non,… ảnh hưởng không hề tốt đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, trong lúc mang thai người mẹ lưu ý đến những thói quen sinh hoạt của mình để không làm ảnh hưởng xấu đến con.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Đọc thêm:

Quyền Lợi Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Đẻ/Mổ Đẻ

Trầm cảm và vô sinh hiếm muộn: Mối liên hệ không phải ai cũng biết

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN