Sảy thai liên tiếp: nỗi lo của nhiều mẹ bầu

Có lẽ mang thai là niềm hành phúc lớn lao và thiêng liêng nhất đối với mỗi người mẹ. Dù có vất vả hay mệt mỏi cũng đều thấy vui. Nhưng không phải bà bầu nào cũng được trải qua niềm hạnh phúc được sinh nở và bồng bé con yêu. Bởi những người bị sảy thai trong quá trình mang thai. Đó hẳn là một cú sốc tinh thấn lớn. Đặc biệt là sảy thai liên tiếp. Bởi vậy bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho mẹ.

Sảy thai liên tiếp: nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Sảy thai liên tiếp: nỗi lo của nhiều mẹ bầu

Sảy thai liên tiếp là gì ?

Sảy thai là tình trạng thai nhi ngừng phát triển và chết lư trong bụng mẹ. Thai ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng thai dưới 500g. Còn đối với sảy thai liên tiếp là tình trạng đó liên tiếp xảy ra từ 2 lần trở nên.

Sảy thai tự nhiên chiếm tới 15%. Trong số đó nhiều mẹ bầu không thể nhận ra được điều này vì nó diễn ra vào 12 tuần đầu. Nên rất khó để nhận biết

Sảy thai liên tiếp là gì ?
Sảy thai liên tiếp là gì ?

Sảy thai liên tiếp chia là 2 nhóm

  • Sảy thai nguyên phát: chưa lần nào sinh được ra bé từ trước đó
  • Sảy thai thứ phát : đã từng sinh được ít nhất một bé nhưng những lần sau lại không thành công. Mà lại thanh sảy thai liên tiêp nhiều lần sau đó

Nguyên nhân sảy thai liên tiếp ở mẹ bầu

Bất thường nhiễm sắc thể

Có đến 90% trường hợp sảy thai liên tiếp do bất thường nhiễm sắc thể. Trong đó 50-70% là sảy thai ở 3 tháng mang thai đầu.

Sự bất thường này có thể do bố hoặc mẹ hoặc cả 2 người. Hoặc bất thường do di truyền từ bố mẹ chiếm khoảng 4%. Còn nếu những cặp vợ chồng này từng có con dị tật bẩm sinh tỷ lệ này tăng lên thanh 27%. Điều này gây thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể dẫn đến phôi thai không phát triển được

Nguyên nhân do bất thường nhiễm sắc thể
Nguyên nhân do bất thường nhiễm sắc thể

Bất thường tử cung

Tử cung của mẹ có thể bất thường cấu trúc giải phẫu như tử cung dị dàng, dính buồng tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung 1 sừng,… Hay mắc phải các bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội tử cung. Từ đó khiến phôi thai không thể làm tổ và phát triển được

Yếu tố miễn dịch

Hội chứng kháng Phospholipid (Anti Phospholipod Syndrome – ASP). Là tình trạng bệnh lý liên quan tắc mạch, sẩy thai liên tiếp và đi kèm giảm tiểu cầu. Tăng kháng thể kháng phospholipids (aPL). Ngày nay, ASP là bệnh hệ thống, có tác động đến các cơ quan va các mô trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình truyền máu và chất dinh dưỡng để nuôi thai. Khiến thai nhi không đủ chất và ngừng phát triển

Do yếu tố miễn dịch
Do yếu tố miễn dịch

Bất thường nội tiết

Progesterone có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Khi thai phụ bị suy hoàng, cơ thể không sản xuất đủ progesterone để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Khiến cho suy thai và thai lưu. Nhiều lần gây nên sảy thai liên tiếp

Bên cạnh đó những người bị hội chứng buồng trứng đa nang khó có mang thai thai cũng như khi có thai cũng rất dễ sảy thai.

Mắc bệnh lý nội khoa

Mẹ bầu có tiểu sử hay khi mang thai mắc các bệnh lý nội khoa như  bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, tim mạch… Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Khi mang thai, mẹ mắc bệnh rubella hay các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu… Cũng là nguyên nhân dễ gây sảy thai liên tiếp do sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Khi mang thai, mẹ mắc bệnh rubella
Khi mang thai, mẹ mắc bệnh rubella

Tinh trùng bất thường

Tinh trùng bị đứt gãy, dị tật khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu). Hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ

Yếu tố môi trường

Thai phụ nhiễm các hóa chất như khí gây mê, thạch tín, thuốc nhuộm, thuốc diệt côn trùng,… Bị căng thẳng quá mức, những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, các chất gây nghiện.

Yếu tố môi trường nhiễm các hoá chất độc hại
Yếu tố môi trường nhiễm các hoá chất độc hại

Không rõ nguyên nhân do đâu

Có khoảng 75% trường hợp sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân sẽ có thai mà không cần phải can thiệp điều trị. Khả năng có thai bình thường trong những lần có thai sau là 50-60% tùy thuộc vào tuổi mẹ và số lần sinh.

Các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này

Sảy thai liên tiếp có thể gặp ở bất lỳ ai. Nhưng nếu thuộc những đối tượng này thường sẽ có nguy cơ cao hơn :

  • Từng bị sảy thai hay em bé trước đó từng bị dị tật bẩm sinh
  • Mẹ bầu mang thai khi trên 35 tuổi. Mặc dù trước đó mẹ có thể đã sinh được con. Nhưng sau 35 tuổi, sảy thai thứ phát có thể xảy ra.
  • Một lối sống không lành mạnh khi sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích,…
  • Ăn uống thiếp chất chất hoặc không khoa học. Từ đó gây tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp do thai nhi không đủ dưỡng chất
Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này
Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này

Cách điều trị hiệu quả hiện nay

Bác sĩ cần biết được nguyên nhân chính xác l do bạn bị sảy thai liên tiếp. Để từ đó mới có phương pháp pháp điều trị hiệu quả cho ngường người

Với trường hợp sảy thai liên tiếp do thiếu hụt nội tiết. Mẹ bầu cần chủ động bổ sung nội tiết ngay khi biết mình có thai. Nếu sảy thai do hở eo tử cung, chủ động khâu vòng cổ tử cung ở lần mang thai sau là giải pháp tối ưu nhất. 

Cách điều trị hiệu quả hiện nay
Cách điều trị hiệu quả hiện nay

Trong trường hợp mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh nội khoa cần chủ động điều trị bệnh trước khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai xem liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc mang thai nữa hay không để đảm bảo an toàn nhất cho thai kỳ sau.

Riêng trường hợp sảy thai liên tiếp do bất thường nhiễm sắc thể, cặp vợ chồng nên xem xét có nên mang thai nữa hay không vì khả năng sảy thai là rất lớn.

Tốt nhất, nếu đã từng bị sảy thai một lần, chị em nên đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Đừng chủ quan mang thai tiếp vì nguy cơ bị sảy thai lần 2 sẽ cao khi trước đó mẹ đã từng bị sảy thai.

Phòng tránh sảy thai liên tiếp ở mẹ bầu

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị sảy thai và sảy thai liên tiếp. Mẹ hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây:

  • Đi khám kiểm tra tổng quát trước khi mang thai để chữa những bệnh gây ảnh hưởng đến sự mang thai cũng như thường xuyên thăm khám thai để phòng tránh các biến chứng thai kỳ.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể.
  • Kiểm tra tử cung và cổ tử cung, nếu bị vách ngăn tử cung có thể chữa trị bằng phẫu thuật. Còn nếu cổ tử cung yếu có thể được gia cố bằng cách khâu cố định tạm thời.
  • Đồng thời tiêm phòng vacxin quai bị, sởi,rubella,… trước khi mang thai 3 tháng
  • Tránh lao động nặng, tranh thủ tối đa thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn phải vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái.
  • Bổ sung vi khoáng đầy đủ qua thức ăn hàng ngày, cần nhất là sắt, canxi, magie, B6… và giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng.
  • Tốt nhất nên có con ở độ tuổi từ 22 – 29 tuổi
  • Không mang vác những đồ nặng. Phương tiện đi lại nên chọn taxi, xe buýt để bảo đảm sự an toàn cho cả hai mẹ con.
  • Khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo, chuột rút, áp lực vùng chậu,… thì bạn hãy lập tức gặp bác sĩ để kịp thời can thiệp.
  • Sau mỗi lần sảy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.
Phòng tránh sảy thai liên tiếp ở mẹ bầu
Phòng tránh sảy thai liên tiếp ở mẹ bầu

Mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Để mẹ bầu có thể đón thiên thần nhỏ của mình những lần sau

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN