Viêm vòi trứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

09/01/2023

Viêm vòi trứng là một bệnh lý không còn quá xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc hiểu về các dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh thì chị em vẫn chưa nắm được rõ ràng. Cùng tìm thêm những thông tin về bệnh lý qua bài viết sau đây

1. Bệnh lý viêm vòi trứng là gì?

viêm vòi trứng
Mô tả tình trạng bệnh viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị viêm nhiễm do các tác nhân xấu gây ra. Hiện tượng viêm nhiễm thường từ âm đạo và cổ tử cung sau đó lan sâu vào vòi trứng. Bệnh nếu để lâu không chữa trị sẽ gây nên tắc vòi trứng – căn bệnh gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh viêm vòi trứng hơn so với phụ nữ còn trinh trắng. Viêm vòi trứng được chia làm 2 loại hình bệnh phổ biến là:

Viêm vòi trứng cấp tính: là bệnh mới chỉ vừa khởi phát hoặc chị em phụ nữ đã mắc bệnh được một thời gian ngắn

Viêm vòi trứng mãn tính: là bệnh đã tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian thường là 3 tháng trở lên.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vòi trứng nữ giới

Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su.

Quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người. Dẫn đến gia tăng lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà còn gây tổn thương và nhiễm trùng vòi trứng. Từ đó gây viêm vòi trứng.

Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục không sạch sẽ. Tạo điều kiện cho vi khuẩn ngày càng sinh sôi nảy nở.

Do nạo phá thai ở những nơi không đảm bảo và kém chất lượng.

Do đặt vòng tránh thai hoặc khi sinh mổ, hoặc tiền sử phẫu thuật vùng chậu có thể bị lây nhiễm từ các dụng cụ y tế.

Do mắc các bệnh như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… nhưng không điều trị dẫn đến mầm bệnh lây lan và lây lan sang các vùng khác như vòi trứng.

3. Dấu hiệu viêm vòi trứng

Vì bệnh có 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính nên dấu hiệu nhận biết của bệnh cũng được chia theo như sau:

3.1. Biểu hiện viêm vòi trứng cấp tính

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Đau bụng thất thường đặc biệt đau hơn vào trước kì kinh một tuần hoặc đang trong chu kỳ kinh

Khí hư và dịch âm đạo thất thường

Tiểu rắt, buốt nơi vùng kín

3.2. Dấu hiệu viêm vòi trứng mãn tính

Chu kỳ kinh nguyệt không đều diễn ra nhiều hơn

Các cơn đau bụng dưới cũng xuất hiện với cường độ mạnh hơn

Buốt vùng kín và tiểu rắt

Đau mỏi vùng lưng vùng chậu

Khó có thai

4. Biến chứng

viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng để lại nhiều biến chứng khôn lường

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, bệnh viêm vòi trứng còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục và nhiều bệnh lý khác.

4.1 Dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa

Nếu không điều trị bệnh kịp thời, vi khuẩn có hại sẽ tấn công sang các khu vực khác như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… làm tổn thương, viêm nhiễm những khu vực này, hình thành nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

4.2 Thống kinh (đau bụng dưới)

Khi vòi trứng bị viêm nhiễm, vùng chậu và khu vực màng bụng cũng dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Lúc này, chị em sẽ phải hứng chịu những cơn đau bụng nghiêm trọng.

4.3 Áp xe vòi trứng

Áp xe vòi trứng là một trong những tác hại của bệnh viêm vòi trứng. Nó chiếm khoảng 15% các trường hợp gặp phải. Viêm vòi trứng kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc vùng chậu… Trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng có dấu hiệu nhiễm trùng.

4.4 Vô sinh hiếm muộn

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Viêm vòi trứng khiến âm đạo tiết ra nhiều khí hư bất thường, tinh trùng có thể bị tiêu diệt ngay khi bơi vào âm đạo và không thể gặp trứng để thụ thai.

4.5 Thai ngoài tử cung

Trường hợp vòi trứng bị viêm tắc, trứng khó di chuyển đến tử cung làm tổ như bình thường mà làm tổ tại những vị trí bên ngoài tử cung gọi là hiện tượng thai ngoài tử cung. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bào thai phát triển bên ngoài tử cung vỡ ra gây chảy máu ổ bụng cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng của bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong.

5. Chẩn đoán viêm vòi trứng

Để biết chị em có bị viêm vòi trứng hay không? Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh như sau:

Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ thăm hỏi xem người bệnh đang gặp những triệu chứng, dấu hiệu gì về vùng kín dạo gần đây.

Khám phụ khoa:

Bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm như thử máu, siêu âm đầu dò, lấy dịch âm đạo để xét nghiệm.

Nếu cần thiết các bác sĩ sẽ chụp HSG…

6. Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối tác tình dục của bạn cũng sẽ yêu cầu thuốc kháng sinh. Khuyến khích họ đi xét nghiệm bệnh xã hội. Nếu bạn đã khỏi nhiễm trùng nhưng lại giao hợp với bạn tình chưa được điều trị, nhiễm trùng sẽ truyền lại cho bạn.

Nếu nhiễm trùng đã gây ra áp xe, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi để dẫn lưu.

Nếu nhiễm trùng đã hình thành sẹo hoặc kết dính, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các khu vực bị tổn thương. Nhiều khả năng bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật nếu bạn muốn mang thai sau này.

Nếu ống dẫn trứng của bạn chứa đầy chất lỏng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để dẫn lưu chất lỏng hoặc loại bỏ khu vực chứa đầy chất lỏng.

Thông thường sẽ có 3 phương pháp phổ biến như sau:

6.1. Điều trị nội khoa

Đối với viêm vòi trứng cấp tính thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Các loại thuốc này thường là các thuốc kháng sinh tiêu viêm, đẩy lùi nhiễm khuẩn ra ngoài.

Hiện nay có 2 loại thuốc chủ yếu là thuốc đặt âm đạo và thuốc viên theo đường uống.

6.2. Điều trị vật lý

Ngoài ra, hiện nay có điều trị bệnh bằng vật lý. Cụ thể bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng ngắn, chiếu nhiệt hoặc tia hồng ngoại vào tử cung. Từ đó hỗ trợ cho việc đẩy lùi viêm nhiễm.

6.3. Điều trị ngoại khoa

Đối với viêm vòi trứng ngoại khoa, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp như:

Nội soi gỡ dính và thông tắc vòi trứng:

Phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nội soi để tiêu diệt những khu vực bị viêm nhiễm.

Cắt và nối ống dẫn trứng:

Đối với những đoạn vòi trứng bị tắc nghẽn nặng, bác sĩ sẽ bắt buộc phải cắt bỏ đoạn tắc đó và nối ống dẫn trứng lại để phụ nữ có thể mang thai trở lại.

Cắt bỏ vòi trứng. Đây là phương pháp khi bệnh đã quá nặng và không có phương pháp nào có thể chữa trị được. Bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ vòi trứng của bệnh nhân để tránh những hệ quả xấu.

7. Biện pháp phòng tránh

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su nếu chị em chưa muốn mang thai.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Sinh đẻ hoặc nạo phá thai ở những địa điểm uy tín và đảm bảo.

Khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe.

Như vậy bài viết đã cung cấp tương đối đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh viêm vòi trứng và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy đến ngay bệnh viện nếu chị em gặp các triệu chứng trên. Đồng thời chị em nên thăm khám định kỳ và điều trị sớm bệnh lý để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, bảo toàn quyền làm mẹ của mình.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng với các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được các y bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN