Bà bầu bị chuột rút thì nên xử lí như thế nào? Nguyên nhân và dấu hiệu

02/02/2023

Bà bầu bị chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chuột rút không những khiến bà bầu mệt mỏi khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thế nhưng, có rất nhiều biện pháp giảm chuột rút hiệu quả mà bà bầu vẫn chưa hay biết. 

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai là một hiện tượng sinh lý rất phổ biến. Tuy nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó khiến mẹ bầu phải chịu sự đau đớn  và khó chịu. 

Chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi mẹ bầu đang ngủ hoặc khi vừa mới chìm vào giấc ngủ. Tình trạng chuột rút này thường sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Và nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối. 

Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân và đùi. Đôi khi, chuột rút cũng xảy ra ở tay và trên thân mình. Trường hợp nguy hiểm nhất là khi mẹ bầu bị chuột rút ở vùng bụng. Tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai nếu không như được xử lý kịp thời.

bà bầu bị chuột rút
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể

Những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai gồm có:

  • Trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mẹ mang thai đè nặng lên đôi chân gây ra tình trạng khó lưu thông máu trong các mạch máu.
  • Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.
  • Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, kém thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ. Từ đó mẹ bị chuột rút.
  • Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển nên mẹ sẽ chuyển một lượng canxi cho thai. Người mẹ thiếu canxi sẽ dễ bị chuột rút.
Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe đến mẹ và bé:
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm tụy
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Khó tiêu
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Táo bón
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, dẫn đến căng cơ.

Những dấu hiệu chuột rút cần chú ý trong thai kỳ

Chuột rút là một hiện tượng rất bình thường trong thai kỳ. Đôi khi nó cũng đi kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Nếu khi mang thai bị chuột rút kèm theo những tình trạng sau, bạn cần phải đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

  • Bị chuột rút với tần suất cao, khoảng 6 lần một giờ.
  • Vẫn bị chuột rút thường xuyên dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
  • Bị chuột rút kèm theo chóng mặt, chảy máu là một dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc nhau tiền đạo. Trường hợp này cần nhanh chóng đưa bà bầu đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Người có tiền sử sinh non, mang thai ngoài tử cung hay cổ tử cung ngắn cần hết sức thận trọng với các cơn co thắt trong thai kỳ.
  • Bị chuột rút đi kèm hiện tượng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu của bệnh ruột thừa, sỏi túi mật hoặc sỏi thận.

Làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

  • Xoa bóp, mát xa chân tay để máu lưu thông, “giải cứu” các bà bầu bị chuột rút
  • Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu, không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể bằng cách mát-xa hoặc yoga. Bà bầu nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực; Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.
  • Những ngày cận ngày sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu dẫn đến triệu chứng chuột rút.
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn
  • Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.

Phòng ngừa chuột rút khi mang thai

mang thai
Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu phòng tránh chuột rút

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế
  • Xoa bóp, kéo căng cơ bắp chân nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ
  • Xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân bất kể khi nào đang ngồi: ăn cơm, xem tivi
  • Hãy vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: đi bộ, tập yoga, bơi lội
  • Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng người sang trái để máu dễ lưu thông. Đồng thời gác chân lên gối cao khi ngủ
  • Uống đủ nước
  • Tắm bằng nước ấm
  • Tránh làm việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
  • Nhiều người cho rằng chuột rút là do thiếu canxi nên uống bổ sung canxi trong thai kỳ. Mặc dù canxi có vai trò rất quan trọng nhưng chưa có bằng chứng cho thấy việc uống thêm canxi sẽ ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai. Nếu muốn bổ sung canxi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu bình thường mà hầu hết bà bầu đều gặp phải. Tuy nhiên nếu chuột rút đi kèm những triệu chứng bất thường như đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể nhấn đặt lịch khám ngay. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN