Bệnh cường giáp là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị

04/02/2023

Mắc bệnh cường giáp trong thai kì mang thai không chỉ ảnh hưởng đến người sức khỏe mẹ mà còn làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi. Vậy khi bị cường giáp trong thai kỳ, cần điều trị như thế nào để an toàn cho cả mẹ và em bé?

Bệnh cường giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình bướm ở phía dưới cổ, có chức năng tạo ra các hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp có trách nhiệm chính trong kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

bệnh cường giáp
Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình bướm ở phía dưới cổ

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine. Điều này có thể làm tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi và căng thẳng.

Những triệu chứng bệnh

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra mình có bị mắc chứng rối loạn này hay không bằng cách theo dõi kỹ lưỡng những triệu chứng bên dưới:

● Lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng cao

● Phì đại tuyến giáp

● Mệt mỏi

● Buồn nôn

● Ói mửa

● Tăng nhịp tim

● Khó chịu với nhiệt độ

● Khẩu vị thay đổi

● Chóng mặt

● Đổ mồ hôi

● Thị giác kém đi

● Lượng đường huyết tăng

● Cảm giác khó chịu ở vùng bụng

Ảnh hưởng của bệnh cường giáp trong thai kỳ với thai phụ và thai nhi

Ảnh hưởng tới thai phụ

Khi bị bệnh cường giáp, sản phụ phải đối mặt với những nguy cơ như:

  • Tiền sản giật: Tình trạng tăng huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh, có thể gây suy tim hoặc các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ.
  • Nhau bong non: Tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh.
  • Suy tim: Suy giáp ảnh hưởng đến chức năng tim khiến tim không bơm đủ máu cho cơ thể dẫn đến suy tim.
  • Bão tuyến giáp: Tình trạng hiếm gặp có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ hoặc gây nguy cơ cao bị suy tim.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi. Cụ thể, khi nồng độ hormon thyroxin trong máu người mẹ rất cao cũng đi vào thai nhi với nồng độ cao và dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể gây dị tật, dị dạng thai.

Do đó, cường giáp trong thai kỳ có thể khiến thai nhi mắc các nguy cơ như: Sinh non, nhẹ cân, sảy thai, bướu cổ, phù thai dẫn đến thai lưu. Một số trường hợp có thể sinh non, sảy thai. Trẻ sinh ra có thể bị: Rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh – vận động của trẻ về sau.

Chẩn đoán bệnh cường giáp

Mẹ cần dựa vào các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone T3, T4 trong máu để xem mình có bị cường giáp không. Có ba loại xét nghiệm giúp kiểm tra tuyến giáp, bao gồm:

thai nhi
Có ba loại xét nghiệm giúp kiểm tra tuyến giáp

1. Xét nghiệm TSH

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bệnh cường giáp nào thì một trong những xét nghiệm bạn cần thực hiện đầu tiên là xét nghiệm TSH. Nếu bạn có mức TSH dưới bình thường là biểu hiện của bệnh cường giáp.

Tuy nhiên, việc mức TSH trong máu giảm cũng xảy ra trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.

2. Xét nghiệm T3 và T4

Nếu lượng hormone T3 và T4 trong máu ở mức cao thì đây là dấu hiệu xác nhận bạn đang bị cường giáp.

3. Xét nghiệm TSI

Nếu bạn có tiền sử bị Basedow, xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra sự hiện diện của TSI trong máu.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Bệnh cường giáp nên ăn gì? Bệnh cường giáp trạng rất nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời gian mang thai sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Đối với thai phụ

Bệnh cường giáp có thể nặng hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ đang mắc chứng Basedow từ trước khi mang thai. Các nguy cơ thường gặp của bệnh như:

  • Suy tim
  • Lồi mắt
  • Dễ sảy thai

Trong trường hợp bệnh Basedown ở bà bầu ngày càng trở nặng thì thai phụ có nguy cơ rất cao gặp cơn cường giáp cấp. Hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mức độ cường giáp có thể giảm nhưng bệnh nặng lên sau khi sinh. Vì thế, nếu bị bệnh, bạn phải điều trị khỏi rồi hãy mang thai.

Nếu mẹ đang điều trị nhưng có thai ngoài ý muốn thì vẫn giữ được thai. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ở bệnh viện chuyên khoa nội tiết để có phương pháp điều trị tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị mắc bệnh nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi bệnh tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng. Đặc biệt là cơn cường giáp cấp.

Đối với thai nhi

Bệnh cường giáp có thể khiến thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm sau:

  • Suy tim sung huyết
  • Cao huyết áp nghiêm trọng trong suốt tháng cuối cùng của thai kỳ
  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Trẻ thiếu cân nặng lúc sinh
  • Dị tật thai nhi
  • Thai chết lưu

Nếu bạn từng bị mắc chứng Basedow thì có khả năng TSI sẽ tồn tại trong máu dù cho lượng hormone tuyến giáp không có bất thường nào. Kháng thể TSI trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai vào bào thai và vào trong mạch máu của thai nhi. Qua đó làm kích thích tuyến giáp của thai nhi.

Bệnh cường giáp có lây không? Nếu bạn đang dùng thuốc anti-thyroid, khả năng thai nhi bị mắc cường giáp cũng giảm xuống do tác động của thuốc lên nhau thai. Những vấn đề về tuyến giáp khi mang thai gây ra cường giáp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ về nhịp tim cao, suy tim, dính khớp sọ sớm, chậm tăng cân, khó thở.

Điều trị bệnh cường giáp

Việc điều trị bệnh cường giáp khi mang thai cần được hạn chế để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của thai nhi. Vậy bệnh cường giáp nên ăn gì? Trong vài trường hợp, bà bầu cần phải uống thuốc để điều hòa nhịp tim nếu tim đập quá nhanh. Tuy nhiên, nếu như lượng TSH của bạn thấp mà lượng T4 lại ở mức bình thường, thì bạn không cần thiết phải điều trị.

Tuy nhiên, những mẹ bầu bị cường giáp cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Phần lớn chứng cường giáp được điều trị hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc anti-thyroid, loại thuốc giúp kiềm chế sự sản sinh các hormone tuyến giáp.
  • Việc sử dụng thuốc anti-thyroid có khả năng gây tác dụng phụ.
  • Dừng ngay việc dùng thuốc anti-thyroid nếu bạn cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, đau họng, bị sốt, vàng da hoặc phát ban.
  • Bạn cũng có thể bị nổi mẩn và ngứa và bị giảm chỉ số WBC (số lượng bạch cầu/một thể tích máu). Nếu bạn phải dùng thuốc anti-thyroid liều cao để kiểm soát cường giáp, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho con bú trong thời gian này.

Có nên bỏ thai khi điều trị tuyến giáp?

Nếu mẹ lo lắng điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi nên có ý định bỏ thai. Đây có thể là quyết định sai lầm khiến mẹ hối hận.

Nếu không được điều trị đúng, bệnh sẽ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên đây không phải là lý do bạn phải bỏ thai. Bạn chỉ cần tuân theo phác đồ của bác sĩ, điều trị cường giáp thật ổn định trong suốt thai kỳ. Đặc biệt phải tái khám sau sinh vì bệnh rất hay tái phát và nặng lên ở giai đoạn này.

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Bà bầu nên tăng cường bổ sung calo từ những loại thực phẩm giàu goitrogenic bao gồm:

  • Cải bắp
  • Súp lơ
  • Cải lá xoăn
  • Củ cải

Bệnh khiến cơ thể bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi canxi. Do đó, mẹ cần bổ sung:

  • Thịt nạc heo
  • Rau dền
  • Chuối
  • Kiwi
  • Rau chân vịt

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E giúp chống lại các triệu chứng mệt mỏi của bệnh:

  • Cam
  • Táo
  • Cà rốt
  • Đu đủ
  • Xoài

Nếu có vấn đề thắc mắc mẹ bầu có thể hỏi ý kiến các y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hãy nhấn vào nút đặt lịch khám hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN