Thai phụ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 4

Tuần thứ 4 của thai kỳ, thai phụ dần có những thay đổi mới. Lúc này phôi đã gắn vào tử cung, túi ối và nhau thai cũng dần hình thành. Các mẹ có thể thấy một số dấu hiệu bắt đầu xuất hiện như đau núm vú, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói.

Tuần thứ 4 của thai kỳ, thai phụ dần có những thay đổi mới.

1. Những thay đổi của thai phụ tuần thứ 4

Phôi chỉ cần vài tuần đầu thai kỳ là gắn vào thành tử cung của mẹ. Sau đó các cơ quan của thai nhi lần lượt được các tế bào phân chia tạo ra. Thời gian này các mẹ có thể tiến hành siêu âm để theo dõi bé. Lúc này thai nhi rất nhỏ. Từ tuần mang thai thứ 3 đến cuối tuần thứ 4, em bé lớn lên dài bằng đầu kim, là khoảng 1mm. Cơ thể em bé đã có 3 lớp phân biệt mà từ đó toàn bộ các cơ quan của bé sẽ phát triển. Khoang ối chứa đầy chất lỏng và nhau thai mang oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi đang dần hình thành trong tử cung của mẹ. Kèm theo đó là túi noãn hoàng, sẽ cho thai phát triển trong những tuần đầu tiên.

Tử cung bắt đầu dày thêm và được lót thêm các đường dẫn máu để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên.

Tử cung bắt đầu dày thêm và được lót thêm các đường dẫn máu để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên. Cổ tử cung (nơi qua đó em bé sẽ chui ra sau này) của Mẹ trở nên mềm mại hơn và chuyển màu. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra và xác định việc mang thai ở lần thăm khám đầu tiên.

Đau vú là dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất của phụ nữ mang thai
Đau vú là dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất của phụ nữ mang thai – ngay cả trước khi bị ốm nghén.

Bầu ngực có thể sẽ to đầy và nặng hơn bình thường. Nhạy cảm hơn với mùi hương, nôn nhiều hơn và cảm thấy mệt mỏi cũng là những thay đổi của thời gian đầu mang thai. Ngoài ra, dịch âm đạo cũng có thể tiết ra nhiều hơn. Nhiều thai phụ cũng than phiền rằng bắt đầu cảm thấy đau đầu vào những tuần đầu thai kỳ. Về tâm lý cảm xúc, Mẹ có thể thấy hồi hộp, dễ xúc động hay lo lắng hơn trước. Đây cũng là một dấu hiệu cho mẹ biết về sự có mặt của bé.

2. Thai phụ nên làm gì trong tuần thứ 4 ?

Các mẹ cần cố gắng ăn uống lành mạnh, chọn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm được khuyến nghị và uống ít nhất sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên đừng nghĩ phải “Ăn cho hai người” mà đặt nặng vấn đề ăn uống. Các mẹ chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày và đừng lo lắng nếu trong thời gian ốm nghén không ăn được nhiều. Nếu thai phụ biết ăn đúng cách thì dù ăn ít nhưng thai nhi vẫn sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Các mẹ chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày

Lưu ý thai phụ cần tránh các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay bất kỳ tác nhân nào có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi. Những tuần đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.

Ở tuần mang thai thứ 4, nếu siêng năng hoạt động cơ thể sẽ tiếp tục tăng cường thể chất cho thai phụ, từ đó giúp chuẩn bị tốt hơn cho sức khỏe của em bé. Vì vậy, việc duy trì hoạt động thể chất rất cần thiết cho hai mẹ con.

Việc duy trì hoạt động thể chất rất cần thiết cho thai phụ tuần 4.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ đồng hành cùng các mẹ trong suốt quá trình mang thai với đội ngũ chuyên nghiệp, chu đáo để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Ngoài việc được thăm khám định kỳ, sản phụ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ có thể tăng cân hợp lý mà thai nhi vẫn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Nếu vẫn cảm thấy lo lắng và băn khoăn, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN