Mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ

Khám thai định kỳ là một trong những việc vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Bởi nó có thể xác định được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như của thai nhi. Đồng thời có thể phát hiện và xửa lý các dấu hiệu bất thường. Bởi vậy các mẹ bầu cần phải ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng dưới đây .

Mẹ bầu thăm khám thai định kỳ
Mẹ bầu thăm khám thai định kỳ

1. Tầm quan trọng của việc khám thai định kì

Khám thai định kỳ có vai trò hết sức quan trọng bởi những yếu tố sau đây:

  • Giúp các bạn mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi
  • Bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu và tư vấn chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với thể trạng từng người
  • Làm cát xét nghiệm cần thiết để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường và chữa trị kịp thời
  • Cuối cùng là giảm thiểu nguy cơ lưu thai hoặc co bất thường
Bác sĩ tại Khoa khám sản tự nguyện B2 Bệnh viện phụ sản Hà Nội đang thăm khám
Bác sĩ tại Khoa khám sản tự nguyện B2 Bệnh viện phụ sản Hà Nội đang thăm khám

2. Những mốc khám thai quan trọng cần phải nhớ

Những mốc khám thai quan trọng bao gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. Như vậy, trong suốt quá trình mang thai thì người phụ nữ cần nhớ được các mốc khám thai cần thiết, một số trường hợp khác gặp phải những vấn đề bất thường như cao huyết áp hoặc những bệnh lý trong lúc mang thai thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn. Người phụ nữ khi mang thai sẽ được bác sĩ dặn dò về lịch khám định kỳ, từ đó bám sát vào lịch và đến cơ sở y tế để được thăm khám. Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng được giải thích cụ thể như sau:

Đăng ký khám sản định kỳ tại Khoa khám sản khoa tự nguyện
Đăng ký khám sản định kỳ tại Khoa khám sản khoa tự nguyện

Khám lần đầu tiên – ngay sau khi chậm kinh

Câu hỏi được đặt ra là bao giờ nên khám thai lần đầu tiên ? Sau 3 tuần chậm kinh và có các triệu chứng ốm nghén và que thử thai 2 vạch thì các bà bầu cần tìm đến bác sĩ xem đã chính xác là mình mang bầu hay chưa, hay mấy thai và vị trí túi thai ở đâu. Tại lần đầu tiên khám, các mẹ bầu sẽ được thực hiện một số đánh giá như sau:

  • Xét nghiệm máu bHcg trong các trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc là siêu âm có biểu hiện thai bất thường.
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung.
Sử dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình khám thai

Với lần khám thai lần đầu tiên, các xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp. Từ đó các bác sĩ đưa ra quyết định bà mẹ có nên mang thai hay không. Nếu không đủ sẽ đưa ra lời khuyên nên chấm dứt chuyện mang thai ngay lúc này

Bên cạnh đó, sẽ được thăm khám phụ khoa. Để phát hiện ra những bệnh như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung,… Điều này sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

Khám thai lần thứ 2 – từ tuần thứ 5 – 11 tuần tuổi

Trong lần thứ 2 khám thai, các mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau :

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính BMI để xem mẹ bầu có bị thừa cân hay không
  • Làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
  • Kiểm tra huyết áp để phòng tránh nguy cơ tiền sản giật
  • Siêu âm thai nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.

Cuối cùng là bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng cho thai phụ. Để thai nhi cũng như mẹ bầu được khỏe mạnh nhất

Lời khuyên từ bác sĩ về sức khỏe của mẹ và thai nhi
Lời khuyên từ bác sĩ về sức khỏe của mẹ và thai nhi

Khám thai lần thứ 3 – từ tuần thứ 12 đến 13 tuần 6 ngày tuổi

Bác sĩ  sẽ chỉ định làm một số kiểm tra nhằm phát hiện một số bất thường sớm và sức khỏe của thai nhi:

– Siêu âm kiểm tra các bất thường có thể gặp ở tuổi thai này ví dụ như: Thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn …

– Siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện nguy cơ bệnh Down (và một số bệnh bất thường về nhiễm sắc thể như bệnh Edward hoặc Patau) .

– Xét nghiệm Double test : Là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm đánh giá nguy cơ bất thường NST bao gồm: Bất thường thừa NST 21 (Hc Down: Chậm phát triển trí tuệ, đầu và tai nhỏ, cổ ngắn, lưỡi phồng,…); thừa NST 18 (Hc Ewards: dị tật tim, cơ quan sinh dục,thoát vị rốn, bất thường bàn tay,… ), thừa  NST 13 (Hc patau: Sứt môi hở hàm ếch, mắt nhỏ, đầu nhỏ, bất thường tay chân, …)

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn những xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bệnh ví dụ như: Xét nghiệm NIPT hoặc sinh thiết gai rau… 

BSCKI Nguyễn Thị Sim siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi tại Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh
BSCKI Nguyễn Thị Sim siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi tại Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh

Xét nghiệm NIPT với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi và có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 9 trở đi. NIPT được khuyến cáo chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao.

Lần thứ 4 khám thai – thai nhi được 16 tuần đến 20 tuần tuổi

Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểu tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, Vào tuần thứ 16, sản phụ được siêu âm hình thái chi tiết kiểm tra kĩ về dị tật của thai và tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để theo dõi sự phát triển của thai.

Vào tuần thứ 15 – 18 có thể làm xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm XN Double test). Triple test trong giai đoạn này để tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh thai nhi. Nếu như phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ xét nghiệm làm xét nghiệm chọc ối. Xét nghiệm này có nguy cơ bị sảy thai nhưng tỉ lệ rất thấp chỉ có 1%

Các mẹ bầu đang nghe kết quả khám từ bác sĩ
Các mẹ bầu đang nghe kết quả khám từ bác sĩ

Lần khám thai thứ 5 – từ tuần 22-24

Tiếp tục kiểm tra thường quy để theo dõi sức khỏe thai nhi:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu
  •  Khám thai: Đo chiều cao tử cung, vòng bụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai
  • Siêu âm 4D để tầm soát dị tạt thai nhi và kiểm tra vị trí bám của thai nhi, lượng nước ối.
  • Tiêm vắc xin uốn ván VAT để phòng ngừa uốn ván rốn trẻ sơ sinh

Lần khám thai thứ 6 – tuần thứ 28-31

Bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị tật quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh đó thai phụ sẽ được tầm soát đái tháo đường bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện đái tháo đường thai kỳ

Bác sĩ siêu âm tầm soát dị tật quý 3
Bác sĩ siêu âm tầm soát dị tật quý 3

Tiêm ngừa uốn ván lần 2 (nếu mang thai lần đầu hoặc con trước > 5 tuổi). Cũng có thể Tiêm Corticosteroid (khi có chỉ định) giúp giảm các biến chứng trên thai nhi nếu sinh non

Lần khám thai thứ 7: từ tuần 32-34

Bác sĩ sẽ đo CTG (đo tim thai) mỗi lần khám thai để đánh giá sức khỏe thai nhi, phát hiện bất thường tim thai và cơn co tử cung.

Bên cạnh đó sẽ ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm đường huyết… để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Lần thứ 8,9,10: từ tuần 36-39

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai, bởi đây là thời gian sắp chuyển dạ của mẹ bầu. Mẹ bầu nên khám 1 tuần 1 lần vào giai đoạn này. Bác sĩ sẽ vẫn thực hiện những thăm khám như xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, đo tim thai và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.

Siêu âm thai vào những tuần cuối thai kì
Siêu âm thai vào những tuần cuối thai kì

Việc thăm khám định kỳ có thể giúp cho mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi vậy những mốc thăm khám trên vô cùng quan trọng mà thai phụ cần phải ghi nhớ. Cũng như cần phải tìm đến những bệnh viện cũng như phòng khám uy tín để an tâm nhất.

Tham khảo thêm những thông tin liên quan tới khám thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội tại Website:

Trang chủ – BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI (benhvienphusanhanoi.com)

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN