Khâu eo tử cung – Hở eo tử cung có nguy hiểm tới thai nhi không?

13/02/2023

Khâu eo tử cung là phương pháp để phòng ngừa sinh non, sảy thai và hở eo cổ tử cung. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ khâu một vòng tròn quanh cổ tử cung nhằm thu hẹp lỗ trong cổ tử cung để bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ.

Hở eo tử cung là gì?

Tử cung là nơi chứa em bé trong cả giai đoạn hình thành và phát triển. Còn eo tử cung hay còn gọi là hở eo cổ tử cung là đoạn dưới cùng của tử cung. Nó giống như cánh cửa giúp giữ thai không bị đẩy ra ngoài âm đạo khi mang thai và giúp đưa em bé ra ngoài khi chuyển dạ. Bất cứ dấu hiệu nào bất thường của eo tử cung đều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. 

Hở eo tử cung

Bình thường phần eo tử cung và cổ tử cung đóng kín trong suốt thai kỳ. Và chỉ được mở khi mẹ bầu có hiện tượng chuyển dạ để cho thai nhi và các phần phụ của thai ra ngoài. Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung mở trước và trong khi mang thai. Đây là nguyên nhân hay gây sảy thai, tái phát và sinh non từ khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. 

Hở eo tử cung nguy hiểm thế nào với thai nhi?

Hở eo tử cung không có những dấu hiệu rõ ràng. Chỉ khi bà bầu sảy thai liên tiếp hoặc sinh non, đi khám thì mới phát hiện ra. Khi bị hở eo tử cung, bà bầu sẽ dễ gặp các nguy cơ sảy thai, sảy thai liên tiếp. Tình trạng này thường gặp từ  tháng thứ 4 trở đi, hoặc sinh non. Chính vì thế, khâu eo tử cung là giải pháp lựa chọn tốt nhất cho những trường hợp này.

khâu eo tử cung
Hở eo tử cung nguy hiểm thế nào với thai nhi

Dấu hiệu hở eo tử cung

Đầu tiên, cần phải nhận diện được những đối tượng nào dễ có nguy cơ hở eo tử cung :

– Sảy thai ở 3 tháng giữa thai kỳ không rõ nguyên do.

– Thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp trước đó, đẻ non (ít nhất 2 lần) với đặc điểm nhanh, không đau.

– Đã từng phải can thiệp vào buồng tử cung qua đường dưới: nong cổ tử cung để phá thai, rách cổ tử cung, khoét chóp…

– Chị em có bất thường ở tử cung như tử cung 2 sừng.

Để tiếp tục chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo để đo chiều dài cổ tử cung. Thường được thực hiện từ tuần 12-16 thai kỳ. 

Khâu eo tử cung là gì?

Khâu eo tử cung là một phương pháp nhằm phòng tránh việc sảy thai, sinh non ở những người phụ nữ bị hở eo tử cung. Đây là giải pháp được đánh giá là hữu hiệu nhất để giữ thai an toàn trong giai đoạn mang thai. Chỉ khâu vòng tử cung sẽ được cắt khi thai nhi được 37-38 tuần tuổi hoặc nếu bà bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm. 

Chỉ định, chống chỉ định khâu tử cung

Chỉ định

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khâu vòng cổ tử cung khi:

  • Bệnh nhân bị sảy thai liên tiếp do hở eo tử cung.
  • Bệnh nhân có tiền sử sảy thai từ hai lần trở lên không rõ nguyên nhân không.
  • Trong các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân mang song thai, siêu âm đo chiều dài cổ tử cung dưới 25mm.

Chống chỉ định

Với các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe dưới đây sẽ không thực hiện khâu tử cung được:

  • Tuổi thai nhi trên 14 tuần.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Thai chết lưu.

Khâu tử cung được thực hiện như thế nào?

sảy thai
Khâu tử cung được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị

  • Người thực hiện kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung bao gồm 1 bác sĩ chuyên khoa phụ sản, các điều dưỡng viên hỗ trợ. Trước khi thực hiện cần vệ sinh, sát khuẩn theo quy định. Các bước gồm có rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay vô khuẩn…
  • Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện: Cần dung dịch betadine, chỉ perlon, van âm đạo.
  • Bệnh nhân đã được gặp bác sĩ nghe tư vấn, giải thích về kỹ thuật, quy trình thực hiện, rủi ro trước khi khâu vòng cổ tử cung.

Tiến hành thực hiện kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung

Bước 1: Bộc lộ cổ tử cung

Sát trùng, kẹp kéo cổ tử cung ra ngoài.

Bước 2: Khâu vòng
  • Các vị trí khâu được đánh dấu mốc theo giờ, phút như 1 chiếc đồng hồ.
  • Dùng chỉ perlon bền chọc kim vào vị trí 11 giờ 30, ra ở vị trí 9 giờ 30. Sau đó tiếp tục chọc vào ở vị trí 8 giờ 30 xuống 7 giờ 30. Rồi lại tiếp tục chọc vào ở vị trí 5 giờ 30 lên 3 giờ 30 và mũi chọc cuối cùng vào vị trí 2 giờ 30 lên 12 giờ 30.
  • Buộc chỉ ở vị trí 12 giờ.
  • Cắt đầu chỉ xa nút buộc khoảng 1cm.
Bước 3: Kiểm tra nút chỉ
  • Sát trùng âm đạo và cổ tử cung.
  • Khi thắt, hai mũi chỉ sẽ kéo hẹp lỗ cổ tử cung chít lại theo hai chiều đứng và ngang.
  • Cắt hai đầu chỉ dài khoảng 1- 1.5cm.
  • Kết thúc kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung.

Những lưu ý sau khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung

Bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi thêm. Thời gian ở lại bệnh viện khoảng 3 ngày để điều dưỡng viên theo dõi, xử lý kịp thời nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, cơn co tử cung hay vỡ ối.

  • Rút gạc sau thực hiện khâu vòng cổ tử cung từ 4-6 giờ.
  • Điều trị bằng việc cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh và thuốc chống co tử cung.
  • Sau 3 ngày bệnh nhân được xuất viện. Nếu có các triệu chứng cơn co tử cung, ra máu đường âm đạo, ra nước ối đường âm đạo, ngày cắt chỉ tính vừa đủ thai 37 tuần cần phải quay lại bệnh viện để được kiểm tra, điều trị.

Những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện khâu eo tử cung

  • Bệnh nhân bị ra máu:

Xử lý bằng cách chèn gạc cầm máu. Thông thường sẽ hết ra máu sau khi chèn gạc cầm máu 3-4 giờ.

  • Nhiễm trùng:

Do trong quá trình thực hiện khâu vòng cổ tử cung đã không vô trùng, hoặc do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường sinh dục trước đó chưa điều trị ổn định.

  • Có thể gây sảy thai hoặc sinh non do xuất hiện cơn co trong quá trình thực hiện
  • Có thể bị rỉ ối, vỡ ối.
  • Gãy kim vào trong cổ tử cung:

Để tránh xảy ra rủi ro này, nên dùng kim tròn to có độ cong nhỏ.

Khâu eo cổ tử cung khi mang thai là một kỹ thuật quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, hạn chế tối đa tình trạng sinh non, sảy thai. Vì thế, mẹ bầu cần phải thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai theo đúng chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Tham khảo website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề của chị em phụ nữ. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN