Nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa chị em cần lưu ý

07/01/2023

Bất kể các triệu chứng là gì, khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, cho dù rất ngại ngần trao đổi về nó nhưng bạn cần hiểu rằng đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa.

Các bệnh ung thư phụ khoa thường gặp

  • Ung thư tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư âm đạo
  • Ung thư âm hộ
ung thư phụ khoa

Các dấu hiệu có thể là biểu hiện của bệnh ung thư

1. Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường

Có nhiều nguyên nhân gây ra máu hoặc tiết dịch bất thường. Nó cũng là triệu chứng rất phổ biến và nhiều phụ nữ gặp phải. Và cũng có những trường hợp nó là dấu hiệu bình thường, không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung và tử cung.

ung thư phụ khoa

2. Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Thói quen đi vệ sinh ở mỗi người không giống nhau. Điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến thói quen đi vệ sinh của mình và những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi liên tục trong thói quen đi vệ sinh trong vài tuần, ví dụ như bụng đầy khí, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

2.1 Táo bón

Theo Tổ chức Clearity – đơn vị hoạt động vì mục đích tăng tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân ung thư phụ khoa, táo bón có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Bởi vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ nếu thấy có sự khác lạ trong thói quen đi vệ sinh của mình.

2.2 Đầy hơi trướng bụng

Khi bạn ăn một số món nhất định, bạn có thể cảm thấy đầy bụng. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của ung thư phụ khoa. Một lượng lớn dịch tích tụ thành khối có kích cỡ như quả bóng trong bụng khiến phụ nữ trông như có bầu.

2.3 Đi tiểu nhiều

Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho hay, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn thường lệ, đó là cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng hoặc âm hộ.

Theo Tổ chức Clearity, đó là do dịch tích tụ quanh bàng quang. Điều đó gây thêm áp lực khiến bệnh nhân phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn.

3. Tăng cân

Mặc dù giảm cân thường được gắn với ung thư, phụ nữ bị ung thư buồng trứng đôi khi cũng tăng cân không lý do. Điều đó chủ yếu do tình trạng mệt mỏi khiến bệnh nhân ít vận động và hoạt động thể chất.

Khi bắt đầu điều trị, một số người tăng cân do căng thẳng hoặc chế độ ăn thay đổi vì hóa trị liệu.

4. Giảm cân

Giảm cân liên quan tới nhiều loại ung thư và do tác dụng phụ trong chữa trị. Tuy nhiên, thậm chí trước khi can thiệp y học, ung thư phụ khoa cũng dẫn tới giảm cân.

Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn hoặc tập luyện mà vẫn đột ngột giảm từ 4 kg trở lên, bạn cần gặp bác sĩ.

5. Mệt mỏi liên tục

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng .

6. Bụng căng phồng

Nếu bạn cảm thấy “cồng kềnh” hay chướng bụng, bạn nên nói với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu không quá nghiêm trọng và có thể do bệnh nào đó gây ra. Chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt (PMS)… nhưng bạn vẫn nên kiểm tra vì nó cũng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.

7. Có khối u, vết sưng và loét ở cơ quan sinh dục

Một triệu chứng phổ biến là có cục u và vết sưng quanh bộ phận sinh dục của bạn. Nếu bạn thấy mình bị đau, nổi cục hoặc các dấu hiệu lạ khác trên âm hộ, bạn nên đi kiểm tra chúng ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.

8. Đau bụng hoặc vùng chậu

Nếu bạn thường xuyên bị đau hoặc khó chịu ở vùng xương chậu hoặc bụng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Đó có thể là dấu hiệu ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và cổ tử cung. Và với bất kì triệu chứng nào kéo dài trong một vài tuần, tốt nhất bạn cần đi khám ngay.

9. Dịch âm đạo có màu lạ

Dịch âm đạo bình thường khi có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong. Nếu thấy dịch âm đạo có mùi hôi, màu lạ thì chị em cần chú ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đường sinh dục nếu để lâu dễ gây biến đổi tế bào thành ung thư, gây bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Những lầm tưởng về ung thư phụ khoa

Lầm tưởng 1. Chỉ có 2 loại ung thư là ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng

Ung thư phụ khoa khởi phát trong hệ sinh sản của nữ giới, với 5 loại phổ biến là: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và ít biết đến hơn là ung thư tử cung, ung thư âm hộ và ung thư âm đạo.


Lầm tưởng 2. Ung thư phụ khoa chỉ ảnh hưởng tới phụ nữ lớn tuổi

Mọi loại ung thư, bao gồm cả phụ khoa, ảnh hưởng chủ yếu tới nhóm đối tượng là người cao tuổi. Bởi vì đây là lúc cơ thể chúng ta trở nên rệu rã và yếu đuối hơn. Tuy nhiên, ung thư phụ khoa có thể tấn công cả những phụ nữ trẻ.

Lầm tưởng 3. Ung thư phụ khoa là “kẻ giết người thầm lặng” và không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào

Nhiều phụ nữ đã trải qua các dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh phụ khoa nhưng lại xem thường hoặc phớt lờ chúng. Những triệu chứng phổ biến gồm:
– Chảy máu không đều hoặc chảy máu bất thường
– Áp lực dai dẳng ở bụng và/hoặc tình trạng đầy hơi
– Dịch nhầy âm đạo có thể dính máu hoặc khác thường về hình dạng.
– Thay đổi trong ruột hoặc các thói quen tiểu tiện kéo dài hơn 1 tháng. Ví dụ, nhu cầu tiểu tiện thường xuyên hơn so với bình thường.
– Thay đổi về hình dáng của lớp da âm hộ.

Lầm tưởng 5. Những người bị ung thư phụ khoa đều có đời sống tình dục bừa bãi.


Điều này hoàn toàn không đúng một chút nào. Bạn có thể mắc bất cứ dạng ung thư nào ngay cả bạn vẫn còn trinh nguyên. Lầm tưởng trên có thể xuất phát từ việc phần lớn các ca bị ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Virus này lây nhiễm qua tiếp xúc da với da. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải có quan hệ tình dục mới bị nhiễm HPV.
Có sự kết hợp giữa các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư phụ khoa như tuổi tác, thói quen hút thuốc, cân nặng và di truyền.


Lầm tưởng 6. Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện những loại ung thư phụ khoa khác như ung thư buồng trứng

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung không phải dành cho tất cả các bệnh ung thư phụ khoa. Hơn nữa, điều quan trọng cần ghi nhớ, đây là xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe của các tế bào cổ tử cung và phát hiện những bất thường, mà nếu giữ lại, có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Lầm tưởng 7. Tôi không cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu tôi còn trinh


Phần lớn trường hợp ung thư tử cung do virus HPV gây ra. Không phải chỉ quan hệ tình dục trực tiếp mới bị lây nhiễm virus này. Nó có thể được truyền qua tiếp xúc da với da. Do đó, mọi phụ nữ đều nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung theo tư vấn của bác sĩ. Một lưu ý sống còn là HPV không phải nguyên nhân duy nhất gây ung thư cổ tử cung. Còn nguy cơ khác như thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và hệ miễn dịch yếu.
Ngoài ra, phần lớn mọi người bị nhiễm virus HPV tại một thời điểm nào đó trong đời và nó thường tự diệt, kiểu như một cơn cảm thông thường.


Lầm tưởng 8. Dùng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ bị ung thư phụ khoa


Thực tế thì thuốc tránh thai đúng là có làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Nhưng sự gia tăng này có thể trở về mức bình thường một khi bạn ngừng uống thuốc. Cần lưu ý rằng, dùng thuốc tránh thai cũng có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.


Lầm tưởng 9: Thay đổi về hình dáng âm hộ không liên quan đến bệnh ung thư


Phần lớn phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi ở âm hộ ở một giai đoạn nào đó. Ví dụ, âm hộ có thể trở nên sẫm màu khi bạn nảy sinh khoái cảm tình dục. Và nó có thể mất đi một chút độ căng tròn khi tuổi tác ngày càng cao.
Nếu bạn để ý thấy bất cứ sự gia tăng nào về kích thước, cảm giác đau đớn hoặc dày lên, trương nở, những mảng màu đỏ, trắng hoặc thẫm trên da âm hộ. Lúc đó bạn nên đi khám bác sĩ ngay bởi một số bệnh về da âm hộ có thể phát triển thành ung thư.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được các chị em tin tưởng với các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Bạn có thể liên hệ qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN