Hormone trong cơ thể thay đổi khiến cho ngực sưng và đau nhức. Đó cũng là dấu hiệu thông báo kì kinh nguyệt sắp đến. Tuy nhiên khi mang thai ngực cũng có những dấu hiệu gần tương tự. Vậy, đau ngực đến tháng và đau ngực khi mang thai khác nhau không? Cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Phân biệt đau ngực đến tháng và đau ngực khi mang thai
1.1 Đặc điểm đau ngực tới tháng
Bạn gái sẽ cảm thấy đau và tức ngực trước hành kinh khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân là estrogen và progesterone đều tăng cao khiến các ống dẫn sữa giãn nở mạnh. Lúc này, ngực căng cứng hơn và đau nhưng đầu núm ti không đau quá nhiều. Ngoài ra, trước kinh nguyệt bạn còn có các biểu hiện như là mệt mỏi, uể oải.
1.2 Đặc điểm đau ngực khi mang thai
Dấu hiệu của khi mang thai là ngực của bạn bị đau, khá mềm. Chỉ cần đụng chạm nhẹ vào núm ti cũng thấy đau, cơn đau chủ yếu ở vùng ti. Ngoài ra, vùng da xung quanh đầu ti sẽ thâm đen và nổi gân xanh. Hiện tượng đau ngực kéo dài qua cả ngày dự kiến đèn đỏ 3-5 ngày.
2. Những dấu hiệu có khả năng mang thai đi kèm
Khi mang thai còn có những dấu hiệu và triệu chứng dự đoán đi kèm khác. Một vài dấu hiệu mang thai nhận biết như:
2.1 Chậm kinh hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chậm kinh là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp mẹ bầu nhận biết có thai. Cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố gây ức chế không làm trứng rụng khi bạn mang thai. Chính vì vậy, bạn sẽ cảm giác bị chậm kinh khi chưa biết mình mang thai. Nhưng có một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh vì có thai.
2.2 Xuất hiện triệu chứng chuột rút
Vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những triệu chứng chuột rút. Hiện tượng này do trứng bắt đầu làm tổ ở tử cung. Tử cung bị kéo căng một chút và gây ra các cơn đau trong quá trình giãn nở. Cơn đau này không chỉ ở những tuần đầu thai kỳ mà nó có thể kéo dài đến lúc mẹ sinh bé.
2.3 Xuất hiện các vết máu báo thai
Trong khoảng 1 tuần sau thụ thai, mẹ bầu có thể bị ra máu ở âm đạo kèm đau quặn bụng ở mức nhẹ. Điều này là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung. Hiện tượng xuất huyết ngắn, ít và khác hẳn so với kinh nguyệt bình thường. Bạn nên sử dụng que thử thai để chắc chắn mình có thai hay không.
2.4 Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi cũng là dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết có thai. Mẹ bầu bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai. Khi 12 tuần trở đi, nhau thai đã được hình thành đầy đủ thì mẹ sẽ bớt mệt mỏi đi.
2.5 Cảm giác buồn nôn
Đau ngực đến tháng và đau ngực khi mang thai khác nhau như hế nào? Chị em bỗng nhiên thường xuyên bị nôn ọe, khó chịu, đầy hơi ở bụng. Thường thì dấu hiệu này gặp phổ biến ở mẹ bầu đang mang thai ở những tuần đầu. Chị em có thể nôn ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, kể cả khi chị em chưa ăn gì.
2.6 Đi tiểu nhiều hơn
Bạn vừa mới đi tiểu hơn một tiếng trước và giờ đây lại muốn đi một lần nữa. Tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là dấu hiệu có thai. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai. Bởi vì, tử cung của mẹ bầu phát triển để nuôi dưỡng phôi thai. Nó gây chèn ép vào bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn.
2.7 Cảm giác đầy hơi khó tiêu
Đây là dấu hiệu mang thai sớm mà nhiều bạn gặp phải. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thậm chí là hay ợ chua là vì sự thay đổi của dạ dày. Nhìn đồ ăn muốn ăn nhưng lại không ăn được vì dạ dày đang đầy hơi khó chịu.
2.8 Nhạy cảm với mùi vị
Ở tháng đầu mang thai, cơ thể phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh. Mùi gì cũng có thể làm mẹ bầu khó chịu. Thậm chí, bạn có thể ghét mùi hương mình ưa thích trước đây. Nguyên nhân do nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.
2.9 Cảm giác thèm ăn
Chị em cũng có thể dựa vào thói quen ăn uống hàng ngày để nhận biết có thai. Nếu trước đây chị em ghét ăn của chua mà giờ lại bỗng dưng thèm ăn đồ chua. Thì rất có thể chị em đang mang thai. Đó là do hormone progesterone thai kỳ làm cho bạn cảm thấy đói hơn.
2.10 Tính tình thay đổi thất thường
Tâm tình thất thường là một trong những đặc điểm nhận dạng có thai sau 1 tuần. Nguyên do là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tâm lý của mẹ bầu dễ thất thường. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người.
2.11 Cảm giác thường xuyên buồn ngủ
Giai đoạn cấn thai, lượng Progesterone tăng làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể. Do đó cơ thể phụ nữ hay uể oải và buồn ngủ hơn. Mẹ bầu thời điểm đầu sẽ thèm ngủ, ngủ gà và ngáp ngủ liên tục.
Đau ngực đến tháng và đau ngực khi mang thai đều là cảm giác đau ngực. Chị em nên phân biệt rõ ràng để không bị nhầm lẫn. Ngoài đau ngực thì chị em nên để ý đến các dấu hiệu khác để biết mình có đang mang thai hay không.