Phẫu thuật cắt tử cung là gì? – Giải đáp những thắc mắc

16/01/2023

Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn ở phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh có nghĩa là cắt bỏ cả tử cung và 2 buồng trứng. Phụ nữ bị cắt tử cung thường dẫn đến tình trạng mãn kinh do phẫu thuật và thường phải dùng liệu pháp hormon thay thế.

Cắt tử cung là gì?

Cắt tử cung (Tiếng Anh: Hysterectomy) là phẫu thuật để cắt tử cung. Nó cũng có thể liên quan đến việc cắt cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các cấu trúc xung quanh khác. Thông thường được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa, cắt tử cung có thể là loại bỏ toàn bộ, là lấy đi tử cung và cổ tử cung thường được gọi là “cắt tử cung toàn phần”, hoặc “cắt tử cung bán phần” khi chỉ cắt thân tử cung đến eo tử cung và để lại cổ tử cung.

Đây là một phẫu thuật phụ khoa được thực hiện phổ biến, vì nhiều lý do khác nhau, trong sản khoa thì do tử cung không co tốt sau sinh, chảy máu nặng do rau cài răng lược hoặc nhiễm trùng nặng ở tử cung sau sinh…trong phụ khoa thì thường nhất là bệnh lý u xơ tử cung, ung thư tử cung…Việc cắt tử cung làm cho bệnh nhân không thể còn có kinh nguyệt, không thể có thai và sinh con. Đây là phẫu thuật phải làm, song có khi cũng để lại nhiều thay đổi thực thể và cả tâm lý cho người phụ nữ.

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì chỉ định cắt tử cung gồm có:
  • Bệnh lí lạc nội mạc tử cung;
  • U xơ cơ tử cung;
  • Ung thư phụ khoa;
  • Ra huyết âm đạo bất thường;
  • Tình trạng đau kéo dài ở vùng chậu.

Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật cắt tử cung để điều trị tình trạng sa các cơ quan ở vùng chậu hoặc để dự phòng ở các bệnh nhân có vấn đề về di truyền có nguy cơ ung thư như hội chứng Lynch.

Việc cắt tử cung do các nguyên nhân phụ khoa đi kèm với:

  • Phân loại cắt tử cung;
  • Tác dụng bất lợi của mỗi loại phẫu thuật;
  • Những nguy cơ và biến chứng có thể gặp;
  • Những vấn đề bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ.

Các dạng phẫu thuật cắt tử cung

phẫu thuật cắt tử cung
Các dạng phẫu thuật cắt tử cung

Theo ACOG, có 3 dạng chính của phẫu thuật cắt tử cung:

  • Cắt tử cung toàn phần: bao gồm việc cắt tử cung và cổ tử cung;
  • Cắt tử cung bán phần: phẫu thuật viên chỉ cắt tử cung và giữ lại phần cổ tử cung;
  • Cắt rộng tử cung: bao gồm cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và các mô nâng đỡ xung quanh. Thường được thực hiện ở bệnh nhân cắt tử cung vì lí do ung thư.

Thêm vào đó, một hoặc hai buồng trứng, vòi trứng có thể bị cắt bỏ trong quá trình cắt.  Phẫu thuật viên còn có thể thực hiện cắt tử cung theo vài cách khác nhau: qua ngã bụng, ngã âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật nội soi được thực hiện qua đường bụng và tử cung sẽ được lấy ra qua ngã âm đạo.

Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện như thế nào?

Quy trình cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện như sau:
  • Người thực hiện: Bác sĩ sản khoa đã được đào tạo và kíp phụ mổ
  • Phương tiện: Các dụng cụ phẫu thuật đại phẫu
  • Chuẩn bị người bệnh: Nếu người bệnh phẫu thuật do tai biến sản khoa thì chuẩn bị như trường hợp phẫu thuật cấp cứu sản khoa.
Các bước tiến hành:
  • Thì 1: Dùng dao mở thành bụng theo đường giữa rốn hoặc đường Pfannenstiel.
  • Thì 2: Kẹp cắt dây chằng tử cung – vòi trứng, dây chằng thắt lưng – buồng trứng, cuống mạch, hai lá dây chằng rộng, dây chằng tròn cả hai bên.
  • Thì 3: Tách cắt phúc mạc tử cung – bàng quang
  • Thì 4: Cắt phúc mạc sau và dây chằng tử cung – cùng và phúc mạc sau. Kéo tử cung ra phía trước, bộc lộ hai dây chằng tử cung – cùng và mặt sau cổ tử cung. Dùng kéo sắc cắt gốc hai dây chằng tử cung – cùng gần chỗ bám ở cổ tử cung. Tách phúc mạc sau vòng quanh cổ tử cung phía trên và đẩy xuống ngang mức cắt âm đạo.
  • Thì 5: Kẹp các cuống mạch đi vào tử cung sau đó kẹp cắt động mạch tử cung, kẹp nhánh động mạch âm đạo.
  • Thì 6: Thực hiện cắt âm dạo, dùng gạc phẫu thuật lớn che phủ cùng đồ sau. Bác sĩ phẫu thuật dùng tay trái kéo tử cung mạnh lên trên, tay phải dùng kéo mở cùng đồ trước. Kẹp mép trước âm đạo, cắt vòng quanh sát chỗ bám âm đạo và cổ tử cung.
  • Thì 7: Đóng âm đạo bằng kim và chỉ tiêu khâu qua tổ chức dưới niêm mạc và niêm mạc âm đạo.
  • Thì 8: Thắt các cuống mạch tử cung bằng kim cong và chỉ lâu tiêu hoặc chỉ không tiêu, khâu vào tổ chức gần cuống mạch ngay dưới chỗ kẹp.
  • Thì 9: Thực hiện phủ phúc mạc tiểu khung
  • Thì 10: Đóng thành bụng.
Tùy phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn rất an toàn nhưng cũng như các phẫu thuật trong ổ bụng khác, bệnh nhân có thể gặp các tai biến sau mổ như:
  • Nhiễm trùng: Do dụng cụ phẫu thuật, phòng mổ chưa được tiệt trùng kĩ hoặc do người bệnh chưa được chuẩn bị tốt.
  • Chảy máu: Do trong quá trình thao tác, chỉ được buộc lỏng tay hoặc xảy ra tuột chỉ ở các cuống mạch và mỏm cắt âm đạo.
  • Bàng quang bị tổn thương do trong khi phẫu thuật có xảy ra khâu chọc vào bàng quang hoặc cắt bàng quang do thao tác đẩy phúc mạc tử cung – bàng quang không tốt.
  • Thắt hoặc cắt vào niệu quản: Do dính hoặc thắt cuống động mạch cổ tử cung-âm đạo thực hiện ở vị trí quá xa bờ ngoài cổ tử cung.

Hồi phục sau cắt tử cung

Theo Cơ quan sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, thường mất khoảng 3-4 tuần để phục hồi sau cắt tử cung ngã âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi. Phương pháp cắt tử cung qua mở bụng có thể mất khoảng 4-6 tuần để hồi phục.

Tuổi tác và sức khỏe của bạn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.

Theo Viện ung thư Dana-Farber (một trong những trung tâm hàng đầu tại Hoa Kỳ về điều trị ung thư) lưu ý dưới đây sau cắt tử cung:

  • Không nâng vật nặng trong 6 tuần;
  • Bệnh nhân có thể sẽ thấy mệt mỏi trong 6 tuần đầu;
  • Bệnh nhân có thể thấy ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo trong 8 tuần đầu;
  • Không được đưa bất kì vật gì vào âm đạo trong 8 tuần đầu.

Có thể làm những việc sau để cải thiện quá trình hồi phục:

  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Giữ cho vết mổ khô và sạch;
  • Không mặc quần áo chật chội;
  • Kiểm tra vết mổ thường xuyên cũng như các dấu hiệu của nhiễm trùng;
  • Tránh dội nước trực tiếp vào vùng vết mổ khi tắm;
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những nguy cơ và biến chứng

phẫu thuật cắt tử cung
Những nguy cơ và biến chứng sau phẫu thuật cắt tử cung

Theo ACOG, một số nguy cơ sau phẫu thuật cắt tử cung ngã bụng bao gồm:

  • Nhiễm trùng;
  • Chảy máu từ vết mổ;
  • Tổn thương mô hoặc thần kinh.

Phẫu thuật cắt tử cung ngã âm đạo hoặc nội soi có nguy cơ biến chứng thấp hơn. Tuy nhiên thì bất kì dạng phẫu thuật cắt tử cung nào cũng có khả năng gây ra các vấn đề này.

Theo một nghiên cứu năm 2018, cắt tử cung trước 35 tuổi còn làm tăng khả năng mắc một số bệnh lí nội khoa, bao gồm:

  • Tăng 14% nguy cơ rối loạn mỡ máu;
  • Tăng 13% nguy cơ tăng huyết áp;
  • Tăng 18% nguy cơ béo phì;
  • Tăng 33% nguy cơ bệnh mạch vành;
  • Tăng 4,6 lần nguy cơ suy tim sung huyết;
  • Tăng 2,5 lần nguy cơ bệnh mạch vành.

Cắt tử cung kèm theo cắt buồng trứng

Phẫu thuật này có nghĩa là trong quá trình cắt tử cung, hai buồng trứng cũng sẽ được cắt bỏ.

Buồng trứng là nơi sản xuất hormone Estrogen. Vì thế mà khi bị cắt bỏ bệnh nhân gần như sẽ trải qua các dấu hiệu của mãn kinh. Bao gồm:

  • Bốc hỏa;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Khô rát vùng âm đạo;
  • Mất ngủ;
  • Thay đổi cảm xúc và cáu kỉnh;
  • Tăng cân;
  • Rụng tóc;
  • Khô da;
  • Rối loạn đi tiểu;
  • Loãng xương;
  • Tăng nhịp tim.

Những triệu chứng này thay đổi khác nhau ở mỗi người về mức độ, thời gian và thường do sự sụt giảm đột ngột của Estrogen nên đa số các triệu chứng thường khá rõ rệt.

Để hỗ trợ bạn khi gặp các khó chịu này, bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng nội tiết thay thế.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể nhấn đặt lịch khám ngay. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN