Thai nhi tăng cân khỏe mạnh: Mẹ bầu cần những thực phẩm gì?

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ chính là bước tạo đà cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé về sau. Chính vì thế phải đặc biệt quan tâm đến thực phẩm cho bà bầu trong suốt quá trình dưỡng thai để giúp thai nhi trong bụng tăng cân khỏe mạnh.

1. Thực phẩm cho bà bầu giúp thai nhi tăng cân

Để giúp thai nhi khỏe mạnh, tăng cân tốt, các mẹ bầu cần phải ghi nhớ những thực phẩm sau đây để bổ sung đầy đủ, giúp bé yêu có được cân nặng đúng chuẩn như ý muốn.

Chất đạm

Để bé cưng trong bụng tăng cân đúng chuẩn các mẹ đừng quên bổ sung chất đạm. Ưu tiên nguồn đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, trứng, ốc, tôm, cua, cá, … có nhiều chất đạm quý. Bên cạnh đó, nguồn đạm từ thực vật mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nhé. Một số nguồn đạm từ thực vật như các loại đậu: sữa, bơ ,đậu xanh, đậu nành,… Những thực phẩm này vừa giúp bé yêu tăng cân vừa chứa vitamin và chất béo tốt cho mẹ bầu.

Protein đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Protein đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Các mẹ lưu ý, từ tháng thứ 7 của thai kỳ là thời điểm não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất cho nên hơn lúc nào hết đây chính là thời điểm mẹ bầu nên cung cấp nhiều chất đạm cho bé yêu nhất. Bởi vì chất đạm đóng vai trò không thể thiếu cho sự phát triển hệ thần kinh, não và mắt. Thực phẩm tốt cho bà bầu có chứa chất đạm dồi dào nhất là thịt và hải sản… Các mẹ ghi nhớ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu phải cung cấp được 70 – 90 gam chất đạm trong khẩu phần  ăn của mình.

Chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng và giúp hấp thu vitamin tốt hơn; có nhiều trong trong mỡ, dầu, thịt cá,… Chất béo gồm 4 loại (không bão hòa đơn; không bão hòa đa; bão hòa; chuyển hóa) và không phải chất béo nào cũng tốt cho thai kỳ của mẹ. Trong đó, chất béo không bão hòa đơn giúp loại bỏ những cholesterol xấu. Còn chất béo không bão hòa đa chứa omega-3, thành phần quan trọng trong quá trình “xây não” của thai nhi và các axit béo omega-6.

Lượng chất béo người mẹ cần khoảng 25% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày

Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên bổ sung các loại chất béo không bão hòa từ dầu ô-liu, đậu phộng, quả bơ, các loại hạt, cá nước lạnh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải… Lượng chất béo người mẹ cần khoảng 25% (tối đa có thể tới 30 %) tổng năng lượng của khẩu phần mỗi ngày. Nghĩa là nếu mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2.200 calories, thì mẹ bầu cần bổ sung # 60 gram (tối đa là # 70 gram) chất béo mỗi ngày.

Trong lúc chế biến thức ăn, các mẹ có thể cho thêm vào canh hoặc rau xào 1 – 2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tốt nhất mỗi tuần mẹ bầu nên ăn cá khoảng 3 – 4 lần để cung cấp axit béo cần thiết cho sự phát triển của trí não của bé.

Chất sắt

Sắt cũng là một nhóm chất không thể thiếu
Sắt cũng là một nhóm chất không thể thiếu cho mẹ bầu

Trong số thực phẩm cho bà bầu không thể nào không nhắc đến sắt. Vì chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cung cấp cho thai nhi. Chất sắt cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân và phát triển chiều cao của bé.

Những thực phẩm cho bà bầu có hàm lượng sắt dồi dào như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê thêm thuốc sắt, hàm lượng 60 mg/ngày từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh khoảng 1 tháng. Khi uống sắt các mẹ nên uống bổ sung thêm vitamin C để có thể hấp thu tối ưu hàm lượng sắt.

Canxi

Bên cạnh Sắt thì canxi cũng là khoáng chất không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng của thai nhi. Canxi có nhiều trong các thực phẩm tốt cho bà bầu như sữa, thịt cá, trứng, tôm, cua, ốc, một số loại rau xanh,… Bà mẹ mang thai (trong suốt quá trình mang thai) cần khoảng 1200 mg canxi/ ngày.

Bà mẹ mang thai cần khoảng 1200 mg canxi/ ngày

Nhiều chị em truyền tai nhau, muốn bé cưng tăng cân nhanh chóng thì trong những tháng cuối cùng, mẹ bầu tăng cường ăn trứng vịt lộn (khoảng 3 – 4 trứng/ tuần). Trứng vịt lộn có chứa canxi, photpho, protein, cholesterol,… giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng, nhưng các mẹ lưu ý đối với những ai bị tiểu đường hoặc dư cân trong quá trình mang thai thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng cholesterol cao dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng chính, vì vậy muốn thai nhi tăng cân thì mẹ nhất định không bỏ qua tinh bột. Ngoài cơm gạo ra thì tinh bột còn có trong mì, bánh mì, các loại hạt đậu, củ quả…

Vitamin và chất xơ

Vitamin C có trong các loại trái cây

Để bé yêu tăng cân nhanh chóng mẹ cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến hàm lượng vitamin và chất xơ trong thực đơn hàng ngày của mình, đặc biệt là những vitamin giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng để thêm khỏe mạnh trong thai kỳ như vitamin A, C, E cũng như vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Mẹ có biết một ly nước cam pha với một ít mật ong có thể giúp cho bé yêu tăng cân nhanh chóng.

Bên cạnh vitamin có trong rất nhiều loại trái cây chín thì mẹ đừng quên bổ sung chất xơ. Chất xơ giúp mẹ hạn chế tình trạng bị táo bón, giúp tiêu hóa tốt.

2. Nhưng lưu ý trong quá trình dưỡng thai để thai nhi tăng cân khỏe mạnh

Các mẹ lưu ý, trọng lượng của thai nhi liên quan nhiều đến việc tăng cân của mẹ bầu. Chính vì vậy mà trong quá trình mang thai mẹ cần lưu ý đến cân nặng của mình. Mẹ bầu chỉ cần tăng cân vừa đủ và đều đặn qua từng giai đoạn, không cần tăng quá nhiều. Nhưng không có nghĩa là mẹ phải ăn uống kiêng khem sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi.

Trong quá trình mang thai mẹ cần lưu ý đến cân nặng của mình.

Trung bình trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ có thể trạng trung bình (BMI 18.5 – 23.5) phải tăng từ 10-12 kg, trong đó:

  • 3 tháng đầu: Tăng #1kg
  • 3 tháng giữa: Tăng # 4-5 kg
  • 3 tháng cuối: Tăng # 5-6 kg
Trong suốt quá trình dưỡng thai mẹ bầu cần phải lưu ý đến một số điểm sau đây:
  • Chia bữa ăn thành nhiều lần, có thể ăn từ 5 – 6 bữa thay vì ăn 3 bữa chính.
  • Mỗi lần ăn không nên ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ sẽ dễ hấp thu hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích: cà phê, rượu, bia, ma túy… sẽ ức chế trí não và làm cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Mẹ bầu không nên ăn quá mặn sẽ dễ gây sưng phù và tai biến sau khi sinh.
  • Đa dạng thực đơn để bớt cảm giác ngấy và thai nhi cũng được cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
  • Hạn chế những thức ăn đóng gói, đồ hộp, thức ăn nhanh… vì chúng không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Ăn chín, uống sôi, đặc biệt những món hải sản, thịt cá…
  • Không được ăn những thực phẩm sống, có dấu hiệu nấm mốc, ôi thiu… có thể gây ngộ độc hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Mẹ nên thường xuyên tắm nắng để cung cấp vitamin D tốt cho xương của thai nhi
  • Mẹ nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, tập thở đúng cách để sinh nở dễ dàng hơn.
  • Mẹ bầu không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya vì có thể ảnh hưởng trí não trẻ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không được stress, áp lực hay cáu ghét…
Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên đây có thể giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh, an toàn trong suốt 40 tuần thai kỳ.
Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Đọc thêm:

Quyền Lợi Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Đẻ/Mổ Đẻ

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN