Tiêm vắc xin cúm khi mang thai – Những thông tin mẹ bầu cần biết

16/01/2023

Vắc xin cúm là loại vắc xin phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm. Tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn. Giúp cho trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do cúm.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cúm khi mang thai

Bệnh cúm không chỉ biểu hiện cảm lạnh thông thường, mà nó còn xảy ra đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng khác. Gồm có sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, ví dụ như viêm phổi.

Một số biến chứng của cúm có thể đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Do đó, tiêm vắc xin cúm khi mang thai là việc cần thiếtvới những ai đang sắp làm mẹ.

Vắc xin cúm bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm. Các kháng thể này sẽ có sau khi chủng ngừa khoảng 2-3 tuần. Các kháng thể đặc hiệu này sẽ giúp tiêu diệt virus (trung hòa virus) khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh cúm nhằm giúp giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm mức độ nặng của bệnh nếu có bị mắc…

2. Đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm

Nhóm đối tượng sau đây nếu bị cúm sẽ có khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm:

  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Những người mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh tim hoặc ung thư
  • Phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu bị cúm có thể ảnh hưởng đến con mình. Vì vậy, trước khi quyết định có con thì chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm ngừa cúm để phòng ngừa bệnh xảy ra.

3. Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc-xin cúm?

tiêm vắc xin cúm
Một vài trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin cúm

Hầu hết các đối tượng đều được khuyến khích tiêm cúm. Tuy nhiên có một số trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi;
  • Những người bị dị ứng nghiêm trọng, có thể phản ứng quá mẫn nặng đe dọa tính mạng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin. Có thể bao gồm gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác.

Ngoài ra, đối tượng nên thận trọng và trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi chích ngừa cúm như:

  • Người bị dị ứng với trứng: Những người có tiền sử dị ứng trứng nghiêm trọng (có các triệu chứng khác ngoài phát ban sau khi tiếp xúc với trứng).
  • Người mắc Hội chứng Guillain-Barré (một căn bệnh liệt nặng, còn được gọi là GBS).
  • Người đang cảm thấy sức khỏe không tốt như đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, bị sốt vừa hay sốt cao.

Tại sao mang thai làm tăng nguy cơ biến chứng do cúm?

Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn khi bị cúm. Chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non. Khả năng cao mẹ bầu phải nhập viện điều trị nếu bị cúm trong khi mang thai. Lúc đó, nguy cơ tử vong do cúm cũng tăng cao. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vắc xin cúm khi mang thai.

Nên tiêm phòng cúm vào thời điểm nào, tháng mấy trong năm?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong đó bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Những trường hợp này nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tiêm vắc xin cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu bạn không được tiêm phòng sớm trước mùa cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong và sau mùa dịch. Trong trường hợp đang mắc phải một bệnh lý khác làm tăng thêm nguy cơ xảy ra biến chứng cúm, chẳng hạn như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim, mẹ bầu nên cân nhắc tiêm vắc-xin cúm trước khi mùa dịch bắt đầu.

4. Cơ chế hoạt động của vắc xin cúm

tiêm vắc xin cúm
Cơ chế hoạt động của vắc xin cúm

1. Vắc xin phòng bệnh cúm bất hoạt (inactivated influenza vaccine – IIV)

Đây là loại vacxin cúm được điều chế từ virus cúm đã bất hoạt. Tức là virus cúm sau được nuôi cấy, đã bị làm chết bằng nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn. Và hệ miễn dịch vẫn hoạt động tạo kháng thể kháng bệnh như bình thường.

Vắc xin phòng cúm bất hoạt được triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Bao gồm cả phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mãn tính. Trẻ em từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vaccine cúm mùa trước đây nên được tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Tiêm vắc xin đầy đủ trong thai kỳ sẽ bảo vệ cả bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏi cúm.

Hiện nay, 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam). Tất cả đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt. Sau khi tiêm các loại vắc xin, người được chủng ngừa có thể xuất hiện các phản ứng không mong muốn như: sốt nhẹ, khó chịu, sưng tại chỗ tiêm, đau cơ,… Các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Vắc xin cúm tái tổ hợp (recombinant influenza vaccine – RIV)

Đây là loại vắc xin được điều chế theo công nghệ tái tổ hợp. Tức là phương pháp không sử dụng mẫu virus vacxin ứng cử viên và trứng gà trong quá trình sản xuất. Hiện tại, vaccine cúm mùa tái tổ hợp và vắc xin cúm dựa trên nuôi cấy tế bào là 2 loại vắc xin cúm không có trứng duy nhất được phép sử dụng tại Hoa Kỳ. Theo dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng, độ an toàn của vắc xin cúm tái tổ hợp tương đương với các loại vắc xin cúm khác.

3. Vắc xin cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal spray influenza vaccine – LAIV)

Vắc xin cúm sống giảm độc lực là loại vắc xin có chứa virus đã làm giảm độc lực hoặc suy yếu để không thể gây bệnh. LAIV hiện chỉ được chấp thuận sử dụng cho những người từ 2–49 tuổi không mắc các bệnh lý cơ bản. Vắc xin cúm sống giảm độc lực được dùng dưới dạng xịt mũi, 1 liều duy nhất. Nhưng trẻ em từ 2 đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa cúm theo mùa trong các mùa cúm trước nên được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần. Tuy nhiên, vì là vắc xin sống, nên những đối tượng dưới đây không nên tiêm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi;
  • Người lớn trên 50 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
  • Những người có hệ miễn dịch yếu (ức chế miễn dịch);
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch hoặc phổi;
  • Trẻ em từ 2 – 4 tuổi bị hen suyễn hoặc có tiền sử thở khò khè trong 1 năm qua.

Nên làm gì nếu bị cúm khi đang mang thai?

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm khi đang mang thai hoặc mới vừa có thai (từ 2 tuần trở lên), bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám với bác sĩ sản khoa. Nên sử dụng thuốc kháng vi-rút càng sớm càng tốt. Các triệu chứng của cúm thường là:

  • Sốt hoặc thấy nóng trong người
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ho hoặc đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Thuốc kháng vi-rút cần phải được kê đơn sau khi thăm khám đầy đủ. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn còn kéo dài tới 4 – 5 ngày sau khi có biểu hiện cúm. Một loại thuốc chống vi-rút không chữa khỏi bệnh cúm, nhưng có thể rút ngắn thời gian xảy ra triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nó.

Tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở đủ điều kiện tiêm phòng cúm.  Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Tiêm phòng tại đây, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc chu đáo với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặt lịch khám ngay

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN