Môi lớn bị sưng khi mang thai – Nỗi lo của nhiều mẹ bầu

Mang thai là thời kì có nhiều sự thay đổi nhất đối với người phụ nữ. Trong đó có việc thay đổi ở vùng kín – một trong những mối lo thầm kín của nhiều chị em. Chắc hẳn nhiều chị em đã gặp phải tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai gây khó chịu. Vậy cách khắc phục tình trạng đó như thế nào? Hãy cùng Bệnh viện Phụ sản tham khảo qua bài viết dưới đây.

Môi lớn bị sưng khi mang thai
Không ít chị em gặp phải tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai

1. Nguyên nhân khiến môi lớn bị sưng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai có thể kể đến như:

1.1 Do thay đổi nội tiết tố

Hormone đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả những thay đổi kỳ lạ của cơ thể. Đặc biệt là trong quá trình mang thai. Khi đó các yếu tố nội tiết như: progesterone, estrogen sẽ tăng lên tạo cơ hội phát triển cho các loại vi khuẩn và nấm. Do đó môi lớn sẽ có sự thay đổi về kích thước ví dụ có thể bị sưng 1 bên hoặc 2 bên.

1.2 Lưu lượng máu đến âm hộ tăng

Trong giai đoạn thai kỳ, lưu lượng máu đi khắp toàn bộ cơ thể và đến tử cung tăng tới 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế âm hộ của mẹ bầu gặp tình trạng sưng phồng, nhất là đối với môi bé và môi lớn.

Màu sắc của cả 2 bên môi, cũng tạm thời tối hơn do sự gia tăng lưu lượng máu. Đôi khi môi lớn có thể co lại, làm môi bé trông to hơn hoặc bị lộ ra ngoài.

Lưu lượng máu đến âm hộ tăng
Lưu lượng máu tăng cũng khiến mẹ bầu gặp tình trạng sưng phồng

1.3 Môi lớn bị sưng khi mang thai do bệnh lý

Tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai còn là dấu hiệu của các căn bệnh như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm tuyến Bartholin… Đây là những bệnh lý ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe thai phụ.

Viêm âm hộ

Nếu mẹ bầu có triệu chứng nặng như xuất hiện mụn nước thành mảng, gây lở loét ở cả môi lớn, môi nhỏ thì nên thăm khám ngay bác sĩ. Bệnh này không điều trị kịp thời có thể lây lan sang âm đạo, cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây ung thư đường sinh dục.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lí phổ biến ở phụ nữ. Chỉ cần không chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách là dễ dàng mắc bệnh. Viêm âm đạo có thể gây các bệnh khác đi kèm như: viêm loét cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu,…

Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng môi âm đạo bị sứng tấy, đặc biệt là ở môi lớn. Ngoài ra còn đi kèm với các triệu chứng khác như: âm đạo ngứa, nóng rát, ra nhiều khí hư dạng bã đậu, tiểu nhiều, niêm mạc âm đạo sưng đỏ, có thể lở loét.

Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lí phổ biến ở phụ nữ.

Viêm tuyến Bartholin

Bệnh viêm nang tuyến Bartholin chiếm khoảng 2% các căn bệnh phụ khoa ở nữ. Biểu hiện ban đầu của bệnh là đau ở vùng âm hộ. Sau đó xuất hiện viêm nhiễm lây sang âm hộ, âm đạo, nặng thì gây áp xe, ung thư tuyến Bartholin, gây phình to ở môi lớn.

1.4 Vệ sinh kém

Một trong những nguyên nhân nữa của môi lớn sưng là vệ sinh kém. Nếu bạn không chăm sóc “cô bé” cẩn thận trong giai đoạn thai kỳ, âm đạo của bạn trở thành nơi cư trú và sinh sản cực nhanh chóng của các loại vi khuẩn. Từ đó dẫn đến sưng và viêm vùng kín.

1.5 Sử dụng dung dịch vệ sinh kém chất lượng gây dị ứng

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì ngay chính loại dung dịch vệ sinh mẹ bầu sử dụng là kẻ thù gây hiện tượng sưng môi lớn. Vì vậy, mẹ bầu nên cân nhắc chọn lựa các loại dung dịch vệ sinh, nước rửa phụ khoa có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.

Mẹ bầu bị sưng môi lớn
Mẹ bầu nên sử dung dịch vệ sinh, nước rửa phụ khoa có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.

1.6 Các nguyên nhân khác

Ngoài ra còn một số nguyên nhân nhỏ khác khiến môi lớn của mẹ bầu bị sưng như:

  • Do mặc quần lót và quần ngoài quá chật khiến vùng kín bị bó sát gây sưng đau.
  • Do va chạm hoặc tổn thương vùng kín khi vận động.
  • Ăn thực phẩm không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín

2. Môi lớn bị sưng khi mang thai có sao không?

Thời gian đầu tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai có thể không gây ra bất kỳ các tác hại nào hay tổn thương nào cho thai nhi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu để lâu có thể nhiễm các bệnh lí nguy hiểm. Ví dụ như mẹ bầu bị sưng âm hộ do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Loại vi khuẩn này, có thể lây nhiễm sang cho bé. Do đó mẹ bầu nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm.

3. Làm thế nào để điều trị sưng môi lớn trong thai kỳ?

Điều trị sưng môi lớn
Các cách điều trị sưng môi lớn trong thai kỳ

Trước khi gặp bác sĩ chuyên khoa mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau giúp giảm bớt khó chịu khi bị sưng môi lớn:

3.1 Hạn chế gãi để không làm tăng tình trạng sưng

Mẹ bầu cần phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín trong quá trình mang thai. Tuy khó khăn nhưng là điều cần thiết để tránh “cô bé” bị phồng rộp và làm cho tình trạng bị tổn thương hơn nữa.

3.2 Giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ giúp giảm sưng vùng kín

Vùng kín là bộ phận vô cùng nhạy cảm đặc biệt khi mang thai. Do đó việc vệ sinh cô bé là vô cùng quan trọng. Nên vệ sinh vùng kín thường xuyên và sạch với nước rửa phụ khoa phù hợp để tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đừng rửa “cô bé” quá nhiều vì điều này có thể khiến vùng kín bị kích ứng, đồng thời lây lan vi khuẩn, nấm… sang các khu vực khác.

3.3 Điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục sưng vùng kín

Khi thấy âm hộ bị sưng bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Từ đó tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt tránh tự ý dùng thuốc vì điều này có thể gây ra các biến chứng thai kỳ. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng nấm hoặc kháng sinh.

Chữa sưng vùng kín khi mang thai
Bổ sung thêm nhiều nước

3.4 Bổ sung thêm nhiều nước

Mẹ bầu uống nước có thể giúp âm hộ bớt sưng trong thai kỳ. Không những vậy, uống đủ nước còn giúp kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn và làm giảm sự lây lan của nhiễm trùng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo khi mang thai các mẹ bầu nên cung cấp đủ nước cho cả mẹ và thai nhi.

3.5 Sử dụng tỏi để giảm sưng

Tỏi rất hiệu quả trong việc điều trị sưng môi lớn, môi bé. Nguyên nhân là do tỏi có các đặc tính chống nấm và kháng khuẩn, giúp giảm sưng. Bạn có thể thêm tỏi vào chế độ ăn để hỗ trợ việc điều trị. Cách khác là đắp tỏi lên vùng bị sưng để làm dịu các triệu chứng. Tuy vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

3.6 Bổ sung lợi khuẩn

Việc bổ sung lợi khuẩn có thể giúp cân bằng sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu và nấm men trong cơ thể. Để bổ sung lợi khuẩn, bạn có thể thêm yến mạch và sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày của mình. Vì đây là những thực phẩm cũng rất tốt cho mẹ bầu. Sữa chua cũng được bác sĩ khuyến cao nên bổ sung trong khẩu phần ăn của mẹ bầu.

Giảm sưng môi lớn
Sữa chua cũng được bác sĩ khuyến cao nên bổ sung trong khẩu phần ăn của mẹ bầu

3.7 Giấm táo

Các đặc tính kháng khuẩn của giấm táo có thể giúp giảm sưng âm hộ. Bạn có thể pha giấm táo vào bồn tắm và ngâm mình từ 10 đến 15 phút.

4. Khi nào mẹ bầu cần đi khám ngay ?

Để ngăn ngừa tình trạng, môi lớn bị sưng khi mang thai diễn biến theo chiều hướng xấu. Bạn nên đi khám nếu, có biểu hiện sau đây:

  • Tình trạng sưng và ngứa không khỏi sau vài ngày
  • Âm hộ bị loét hoặc nổi mụn nhỏ

Tình trạng môi lớn bị sưng khi mang thai, khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, với sự chăm sóc thích hợp và can thiệp y tế kịp thời, tình trạng của bạn không chỉ được kiểm soát mà còn có thể tránh được các biến chứng. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho chị em phụ nữ. 

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều mẹ bỉm tin tưởng với các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Mẹ có thể liện hệ qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN