Rau cài răng lược là như thế nào? Những biến chứng nguy hiểm cần chú ý

31/01/2023

Rau cài răng lược (nhau cài răng lược) là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây nguy hiểm cho cuộc sinh mà còn đe dọa tính mạng mẹ bầu. Mức độ của bệnh lý này sẽ được đánh giá chính xác thông qua việc sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ. Thai phụ có thể tham khảo thông tin về bệnh cũng như biện pháp chẩn đoán trong bài viết dưới đây.

Rau cài răng lược là gì?

Đây là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận. Nếu cài bám vào tử cung quá sâu, rau không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề xảy ra là khi các mạch máu mở, mà không đóng được kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.

rau cài răng lược
Các mức độ của bệnh lý rau cài răng lược
Phân loại rau cài răng lược:
Thể Accreta: 
  • Bánh nhau bám trực tiếp trên bề mặt tử cung. Đây là thể phổ biến nhất, chiếm 75% tổng số trường hợp.
Thể Increta: 
  • Bánh nhau xâm nhập vào sâu bên trong thành tử cung nhưng chưa qua khỏi lớp thanh mạc tử cung. Đây là thể phổ biến trung bình, chiếm khoảng 15% tổng số trường hợp.
Thể Percreta: 
  • Bánh nhau xâm lấn xuyên qua cơ tử cung vào lớp thanh mạc tử cung. Thậm chí xâm lấn sang các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang… Thể Percreta ít phổ biến nhất, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp. Tuy nhiên lại là thể nghiêm trọng nhất.   

Nguyên nhân rau cài răng lược

Rau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Rau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung. Rau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó. Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%. Trong khi đó, rau cài răng lược mà không đi kèm rau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra.

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị rau cài răng lược. Chẳng hạn như từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung….

 Những nguy cơ của rau cài răng lược


Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sinh sẽ không bong và chảy máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau:
• Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
• Nhiễm trùng sau sinh
• Sinh non do chảy máu nhiều
• Phải cắt bỏ tử cung
• Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được
Khi phát hiện rau cài răng lược, bác sĩ căn cứ vào vị trí bám của nhau, diện tích mặt bám, mức độ xâm lấn vào cơ tử cung… để xử trí. Tuy vậy, rau cài răng lược khó chẩn đoán trước sinh nên mọi xử trí rất bị động.

Rau cài răng lược nguy hiểm như thế nào?

Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sinh sẽ không bong và chảy máu không cầm sẽ có thể dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
  • Nhiễm trùng sau sinh
  • Sinh non do chảy máu nhiều
  • Cắt bỏ tử cung
  • Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được

Khi phát hiện rau cài răng lược, hướng xử trí phụ thuộc vào

  • Tình trạng của sản phụ
  • Vị trí nhau bám
  • Mức độ xâm lấn vào cơ tử cung
  • Diện tích rau bám cơ

Trong trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu. Nếu nặng, bác sĩ sẽ phải quyết định cắt tử cung. Thậm chí, nếu nhau đã lấn sang cả bàng quang hay trực tràng, thì giải pháp có thể là cắt bỏ một phần hai bộ phận trên.

Phòng ngừa bệnh rau cài răng lược

Đối với nhau cài răng lược, người mẹ có thể tham khảo các cách sau để giảm thiểu nguy cơ:

  • Tránh nạo phá thai hay phẫu thuật trên tử cung nhiều lần.
  • Khám thai định kỳ và theo dõi trong suốt thai kỳ để hạn chế tối đa rủi ro của chứng bệnh này.
  • Có kế hoạch dự định sinh nở phù hợp.
  • Hạn chế sinh mổ, chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Hiện nay, nhau cài răng lược có thể được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai dựa trên một số phương pháp sau:

Siêu âm thai:
  • Siêu âm có thể giúp phát hiện sớm nhau cài răng lược. Cũng như phát hiện tình trạng nhau cài răng lược ở mức độ nào, nguy hiểm đến đâu. Trong tam cá nguyệt cuối, các bác sĩ sẽ chủ động siêu âm nhau cài răng lược để kiểm tra kỹ hơn. Kiểm tra xem bánh nhau có bám sâu vào thanh mạc tử cung không. Từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Chụp cộng hưởng từ MRI:
  • Phương pháp này được sử dụng khi siêu âm không phù hợp với lâm sàng hoặc chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhau cài răng lược cũng phát hiện khi siêu âm thai. Nhiều trường hợp sau khi sinh, nhận thấy nhau thai không bong ra được như bình thường, các bác sĩ mới chẩn đoán tình trạng này. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo an toàn cho quá trình sinh nở.

Các biện pháp điều trị bệnh rau cài răng lược

Sau khi phát hiện nhau cài răng lược, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý dựa trên các tiêu chí sau:

  • Tình trạng sức khoẻ của sản phụ.
  • Vị trí nhau bám.
  • Mức độ xâm lấn của nhau vào cơ tử cung.
  • Diện tích nhau bám.

Trường hợp có chẩn đoán chủ động trước sinh:

  • Khi siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ phát hiện thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, các bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy em bé. Để nguyên nhau vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng khiến tử cung và các cơ quan xung quanh bị tổn thương.
  • Khi nhau cài răng lược ở mức độ nhẹ hơn: có thể chỉ cần sinh mổ. Cố gắng lấy phần nhau thai bong ra được. Phần nhau không lấy được sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Những ca phẫu thuật mổ sinh có nhau cài răng lược là những ca mổ khó. Vì vậy yêu cầu cần có tay nghề cao để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Trường hợp có chẩn đoán sau sinh:

Nếu thấy nhau không bong ra tự nhiên sau khi em bé sinh ra, các bác sĩ sẽ nghi ngờ và tiến hành chẩn đoán có nhau cài răng lược. Dựa trên tình trạng nhau bám và mức độ mất máu của người mẹ, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nhiều trường hợp phải tiến hành cắt bỏ tử cung. Thậm chí nếu nhau đã xâm lấn bàng quang hay trực tràng thì phải cắt bỏ một phần các bộ phận này. Các trường hợp nhẹ hơn thì sản phụ chỉ cần được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu.

Chụp cộng hưởng từ kiểm tra mức độ của bệnh lý rau cài răng lược.

chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ được thực hiện như thế nào?

Cách thực hiện

  • Đặt người bệnh vào trong một từ trường mạnh từ 0,2 – 3 Tesla (T). Phát sóng radio vào người bệnh. Sau đó tắt sóng radio làm cho các proton không còn bị kích thích. Chúng sẽ dần trở lại trạng thái ban đầu. Sau đó dựng ảnh bằng tín hiệu ghi được. Máy tính sẽ dựng lại hình ảnh của các mặt cắt dựa trên các thông số đã ghi.
  • Trong chụp cộng hưởng từ rau thai các chuỗi xung được thực hiện: T2 theo các mặt phẳng ngang, đứng ngang, đứng dọc; T1 và chuỗi xung khuếch tán (DWI) theo mặt phẳng đứng dọc.
  • Về việc tiêm thuốc đối quang từ (gadolinium): thường thuốc đối quang từ dùng trong chụp cộng hưởng từ rau- thai nhi ít hoặc hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên bác sĩ hình ảnh và lâm sàng sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để ra. Từ đó đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Trong trường hợp nếu cần thiết dùng thuốc đối quang từ thì cũng ít gặp tác dụng phụ của thuốc.

Ưu / nhược điểm

Ưu điểm

+ Cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý hiện đại không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

+ Phát hiện sớm và chính xác bệnh lý của thai và rau thai mà siêu âm không phát hiện ra. Cộng hưởng từ đánh giá chính xác các mức độ của bệnh lý rau cài răng lược. Nhiều tổn thương của thai nhi siêu âm không phát hiện ra. Nhưng trên cộng hưởng từ lại có thể phát hiện chính xác tổn thương. Chẳng hạn như các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, các nội tạng trong ổ bụng…

Nhược điểm

+ Không thực hiện được trên những bệnh nhân có chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ (như đã trình bày phần trên).

+ Không khuyến cáo chụp cho thai kỳ trong 3 tháng đầu.

+ Một vài trường hợp có dị ứng với thuốc đối quang từ, tuy nhiên thường là phản ứng nhẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để được các y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám và tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN