Sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ ngay sau sinh

Nhiều mẹ thường chủ quan chỉ siêu âm trước sinh mà không làm sàng lọc tim cho trẻ. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Bởi siêu âm tim chỉ phát hiện 60% đến 70% các trường hợp. Bởi vậy trong bài viết này sẽ đề cấp đến vai trò của sàng lọc bệnh tim bẩm sinh ngay sau sinh.

Sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết
Sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết

Bệnh tim bẩm sinh là gì ? 

Là một bất thường đáng kể cấu trúc của tim hoặc mạch máu lớn trong lồng ngực. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp. Chiếm tỉ lệ 8-10/1000 trẻ sinh sống và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Chiếm gần 40% tử vong sơ sinh do dị tật bẩm sinh. 

Bệnh tim bẩm sinh được hiểu là gì ?
Bệnh tim bẩm sinh được hiểu là gì ?

Có rất nhiều bệnh lý tim bẩm sinh và ở một trẻ có thể mắc một hoặc nhiều dị tật tim đi kèm. Trong đó thường gặp nhất là các bệnh lý như:

– Thông liên thất.

– Thông liên nhĩ.

– Còn ống động mạch.

– Hẹp van động mạch phổi.

– Tứ chứng Fallot.

Tầm quan trọng của tầm soát dị tật tim ở trẻ sơ sinh

Mỗi năm ở Việt Nam có 3.000 trẻ sơ sinh chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh nặng. Trong đó có khoảng 20% tỷ lệ trẻ sơ sinh xuất viện bị bỏ sót. Không phát hiện được tim bẩm sinh. Do đó cần thiết siêu âm tim tầm soát. Trong giai đoạn bào thai từ tuần thứ 14 hoặc sớm ngay sau sinh.

Bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ tử vong cao nếu chúng ta chậm trễ trong chẩn đoán. Và chuyển trẻ đến các trung tâm tim mạch có kinh nghiệm để điều trị. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong giai đoạn chu sinh. Và nhũ nhi so với các dị tật bẩm sinh khác.

Những số liệu thể hiện tầm quan trọng của tầm soát tim bẩm sinh
Những số liệu thể hiện tầm quan trọng của tầm soát tim bẩm sinh

Mặc dù tiên lượng đã được cải thiện đáng kể nhờ các tiến bộ trong chẩn đoán. Và can thiệp điều trị thì vẫn có đến 40% trường hợp tử vong ngay sau sinh. Và 60% tử vong ở giai đoạn sơ sinh là do bệnh tim bẩm sinh gây ra.

Tại sao trẻ sơ sinh phải sàng lọc tim bẩm sinh

  • Trong các bất thường bẩm sinh ở trẻ thì tim bẩm sinh là một trong các bệnh lý có tỷ lệ xuất hiện cao. Ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
  • Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhưng lại thường bị bỏ sót trong chẩn đoán trước sinh. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: kinh nghiệm của bác sỹ siêu âm, tư thế của thai,…
Những lý do để trẻ phải được sàng lọc sớm
Những lý do để trẻ phải được sàng lọc sớm
  • Theo nghiên cứu về đối chiếu kết quả chẩn đoán trước. Và sau sinh của các tác giả tại bệnh viện phụ sản Trung ương. Thì vẫn còn nhiều dị tật tim bẩm sinh không được chẩn đoán. Hoặc chẩn đoán không đúng hoàn toàn trong giai đoạn trước sinh. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tư vấn mang thai, quản lý thai nghén. Đặc biệt là kế hoạch hồi sức tích cực sau sinh.

Cần làm gì để phát hiện sớm bệnh lý tim bẩm sinh của trẻ?

Trước hết, các sản phụ cần khám thai cũng như siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ của mình. Để tầm soát tim bẩm sinh cho trẻ. Ở tuần thai thứ 18 – 22 là thời điểm vàng để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh của thai nhi.

Nếu đã bỏ lỡ việc siêu âm tim thai, cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi vừa chào đời. Hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ

Các phương pháp tầm soát sớm ở trẻ

Siêu âm tim thai

Phương pháp này giúp phát hiện hầu hết các dị tật tim trong thai kỳ. Nhất là những dị tật nặng và đe dọa đến tính mạng em bé ngay sau sinh. Thời điểm tốt để siêu âm tim thai là từ 18-22 tuần tuổi thai. Vì vậy siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ. Đặc biệt là các sản phụ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Phương pháp đầu tiên là siêu âm tim thai
Phương pháp đầu tiên là siêu âm tim thai

Chẩn đoán sớm trong giai đoạn bào thai giúp can thiệp bệnh tim nếu được, hoặc có quyết định chấm dứt thai kỳ sớm đối với những bệnh tim quá phức tạp. Tuy nhiên do sự hình thành cấu trúc tim còn thay đổi theo tuổi thai nên một số bệnh tim bẩm sinh nhẹ có thể bị bỏ sót, hoặc giảm nhẹ/mất đi khi bé sinh ra đời. Vì vậy cần phải siêu âm tim sau sinh để chắc chắn trong việc chẩn đoán.

Đo SpO2 (độ bão hòa oxy qua da)

Đo SpO2 là đo độ bão hòa oxy ở máu ngoại vi thông qua 1 đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân. Bình thường độ bão hòa oxy trên 90%, tốt nhất là 95-100% ở trẻ sơ sinh và không khác biệt nhiều khi đo ở tay và chân. Khi SpO2 dưới 90% hoặc khác biệt giữa tay phải và chân lớn hơn hoặc bằng 3% thì được gọi là test đo dương tính. Bất cứ trẻ nào có test đo SpO2 dương tính cũng nên được siêu âm tim kiểm tra.

Đo Sp02 là phương pháp chuẩn đoán phổ biến
Đo Sp02 là phương pháp chuẩn đoán phổ biến

Test đo SpO2 thực hiện tốt nhất từ 24-48 giờ sau sanh. Test sớm hơn có thể làm kết quả dương tính giả do còn sự chuyển tiếp từ tuần hoàn bào thai sang tuần hoàn sơ sinh và sự chưa ổn định của độ bão hòa oxy tuần hoàn hệ thống. Tầm soát trễ hơn sẽ làm mất cơ hội can thiệp (nếu được) trước khi ống động mạch đóng.

Siêu âm tim sớm sau sinh

Vài năm trở lại đây tại một số bệnh viện sản nhi lớn trong nước, siêu âm tim cho trẻ sơ sinh đã được thực hiện như một tầm soát thường quy với mục đích phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Siêu âm tim giúp trả lời chính xác là trẻ sinh ra có bị tim bẩm sinh không, tật tim nặng hay nhẹ và có cần can thiệp sớm trong giai đoạn sơ sinh hay không.

 Hãy để Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đồng hành cùng gia đình
Hãy để Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đồng hành cùng gia đình

Sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ ngay sau sinh giúp phát hiện sớm các trường hợp bé bị bệnh tim bẩm sinh nặng mà không chẩn đoán được trước sinh. Hãy để Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đồng hành cùng gia đình trên hành trình chào đón con yêu một cách an tâm và trọn vẹn nhất

Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN