Sữa mẹ màu vàng có tốt không? Lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ

07/02/2023

Sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vậy khi sữa mẹ đổi màu, cụ thể là đổi sang màu vàng, thì có nên có bé bú hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết đáp án chính xác.

Vai trò sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

trẻ sơ sinh
Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Dinh dưỡng có trong sữa mẹ

– Casein: Chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng.

– Sắt: Tuy chất sắt có trong sữa bột, sữa bò nhiều hơn trong sữa mẹ nhưng sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn cho bé.

– Lactose: Sữa mẹ có rất nhiều lactose, giúp trẻ dễ dàng thu nhận chất sắt

– DHA: Giúp phát triển trí não và mắt cho trẻ

– Lipase: Đây là loại men giúp bé tiêu hóa và thu nhận chất mỡ

– Lactase: Giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ, đồng thời giúp phát triển não bộ và thần kinh, điều hòa sinh khuẩn đường ruột.

– Amylase: Giúp tiêu hóa các chất bột.

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Đối với trẻ

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm:

  •  Cung cấp dinh dưỡng
  •  Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Giúp trẻ thông minh hơn
  • Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn
Đối với mẹ

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ như:

  • Giúp tử cung co lại nhanh hơn
  • Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tật
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Giảm nguy cơ loãng xương
  • Hỗ trợ tránh thai tự nhiên
  • Tiện lợi và tiết kiệm
  • Tăng cường tình mẫu tử

Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

sữa mẹ màu vàng
Sữa mẹ màu vàng có nên cho trẻ bú không?

Hiện tượng sữa mẹ màu vàng rất thường gặp. Rất nhiều bà mẹ khi gặp tình trạng này đều thắc mắc rằng sữa mẹ màu vàng có tốt không? Tại sao sữa lại có màu vàng mà không phải là màu trắng như bình thường? Trên thực tế, sữa mẹ khi có màu vàng nhạt, vàng đục, vàng cam thường được mọi người gọi là sữa non. Loại sữa này thường xuất hiện trong giai đoạn cuối thai kỳ và một vài ngày đầu tiên sau khi phụ nữ sinh con.

Vì sao sữa mẹ lại có màu vàng?

Beta-caroten có trong sữa non là nguyên nhân chủ yếu khiến sữa non có màu vàng. Theo các chuyên gia, sữa non thường rất ít nhưng rất bổ dưỡng, chứa nhiều kháng thể, lợi khuẩn như IgG, IgA, IgF,… Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.

Immunoglobulin A (IgA) có tác dụng giúp bé chống lại nhiễm trùng. IgA cũng được coi là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách loại bỏ phân su (phân sệt và đen) trong cơ thể bé.

Lưu ý khi cho trẻ bú

Khi bé bú, mẹ nên bế thẳng bé lên sao cho ba điểm tai – vai – hông tạo thành đường thẳng. Bế bé nằm nghiêng đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ. Khi môi của bé chạm vào vú mẹ, mẹ có thể đợi cho bé mở miệng rộng rồi mới đưa núm vú để bé có thể ngậm bú một cách thoải mái và dễ dàng.

Mẹ nên cho bé bú ngay khi vừa ra đời. Với những bà mẹ mới sinh con lần đầu, việc cho vú đôi khi còn gặp chút lúng túng, tuy nhiên mẹ chỉ cần giữ cho tâm trạng và tư thế của hai mẹ con thoải mái và thao tác chậm rãi, từ từ.

Sữa mẹ đặc hay loãng thì tốt hơn?

Sữa mẹ đặc

Sữa mẹ đặc sẽ có màu trắng đục hoặc trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Khi lưu trữ sữa mẹ đặc trong ngăn đông hoặc ngăn mát của tủ lạnh, bạn sẽ thấy một lớp váng chất béo dày nổi lên lớp trên cùng. Sữa non cũng có kết cấu đặc sánh, là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng đối với trẻ.

Các tác dụng của sữa mẹ đặc đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
  • Sữa mẹ đặc, nhất là ở những ngày đầu sau sinh có chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (đa phần là IgA) có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trước các bệnh thông thường và bệnh tim mạch.
  • Trong vòng ít nhất 6 tháng đầu, cho trẻ bú sữa mẹ đặc sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc các loại bệnh cấp tính và mãn tính chẳng hạn như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Sữa mẹ loãng

Thông thường, sữa mẹ loãng có màu trắng trong gần giống với màu trắng của nước vo gạo. Đây cũng là dấu hiệu để nhận biết sữa trưởng thành tiết ra sau sữa non. Tình trạng sữa mẹ loãng thường gặp ở hầu hết các bà mẹ đang cho con bú.

Nhiều mẹ nghĩ rằng: sữa loãng màu trắng trong không đủ dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên các chuyên gia cho biết các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ loãng không thay đổi, vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ.

Cách để tăng cả chất và lượng sữa cho con

Để sữa mẹ luôn đặc, mát, giúp con tăng cân thì các mẹ cần chú ý những điều sau:

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ:
  • Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

Rau xanh, trái cây:

  • Trong rau xanh, trái cây không chỉ giúp sữa mẹ mát mà trong rau củ có nguồn dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể.

Protein:

  • Nguồn thực phẩm giàu protein, i-ốt, đạm, DHA mà mẹ nên bổ sung cho sữa tốt chính là thịt, cá. Mẹ sau khi sinh nên bổ sung protein thông qua việc ăn xen kẽ thịt, cá mỗi tuần.

Canxi:

  • Khoáng chất này cần được mẹ chú trọng tăng cường trước, trong và sau khi sinh để hệ xương của bé phát triển và phòng chống loãng xương cho mẹ sau này. Các mẹ có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn hàng ngày, uống thêm sữa hoặc sử dụng viên uống bổ sung canxi.

Nước:

  • Việc uống đủ nước tối thiểu 2.5 lít nước, tương ứng từ 8 – 10 cốc mỗi ngày rất quan trọng để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ lượng sữa cho con bú. Mẹ có thể uống sữa.
Cho bé bú đều đặn hoặc vắt sữa theo cữ: 
  • Để cải thiện chất lượng nguồn sữa thì việc cho bé bú đều đặn đóng vai trò quan trọng. Ngay cả khi sữa mẹ ít vẫn nên duy trì điều này để cho tuyến sữa được kích thích. Nếu các mẹ phải xa con trong 6 tiếng trở lên thì nên dùng máy để hút sữa.
Chế độ nghỉ ngơi khoa học: 
  • Sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy, mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn. Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, giữ tâm lý thoải mái. Chú ý tập thể thao vừa sức, tránh căng thẳng mệt mỏi.

Trẻ bú mẹ còn bảo vệ sức khỏe mẹ, làm cho mẹ chậm có thai, giảm nguy cơ chảy máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng… Ngoài ra, khi trẻ bú mẹ sẽ giúp mẹ nhanh chóng trở về vóc dáng ban đầu. Tận dụng nguồn sữa mẹ sẽ mang lợi ích cho mẹ và cả con.

Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để đặt khám ngay hoặc trực tiếp đến bệnh viện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được các y bác sĩ giải đáp vấn đề liên quan đến mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN