Thai nhi 3 tháng cuối – Những điều mẹ bầu cần biết

06/02/2023

Sự chăm sóc thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt rất quan trọng. Không chỉ là giai đoạn thai nhi tăng trưởng với tốc độ vượt bậc, đây còn là giai đoạn “nước rút” chuẩn bị cho sự chào đời của bé trong thời gian tiếp theo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối (giai đoạn từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ) thường tăng nhanh

  • Yếu tố di truyền.
  • Vóc dáng và cân nặng của mẹ trước khi có bầu: Mỗi thai phụ có cân nặng trước khi sinh khác nhau, do đó, ba tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu cân cũng sẽ khác nhau đôi chút.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Nếu chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Tăng đủ cân trong thai kỳ: Mẹ bầu cần tăng đủ cân trong thai kỳ. Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại
  • Số lượng thai: Trong trường hợp mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé thường nhẹ hơn bình thường
  • Bệnh lý của thai phụ: Thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Tuổi của bà mẹ mang thai.

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối

Cân nặng và chiều dài thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn phát triển như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ. Lúc này, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần thai thứ 30, cân nặng thai nhi 30 tuần sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
  • Dưới đây là bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng cuối theo tuần thai tham khảo (cập nhật năm 2019 – Tổ chức Y tế thế giới WHO):
thai nhi 3 tháng cuối
Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng cuối theo tuần thai

Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân có nguy hiểm không?

Thai nhi thừa cân

Thai nhi thừa cân và quá to có thể khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… ở trẻ.

Thai nhi thiếu cân

Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, trẻ trong quá trình lọt lòng thường có nguy cơ bị ngạt thở cao. Thêm vào đó, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: Viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…

Một số nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cân nặng của bé sẽ khác nhau đôi chút. Do vậy, nếu cân nặng của thai nhi có cao hoặc thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ không nên vội vàng kết luận.

Cân nặng của mẹ và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Thai phụ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình, để cân nặng tăng khoảng 10 – 12 kg trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.

  • Nếu thai nhi thiếu cân so với mức chuẩn: Mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg.
  • Nếu mẹ thừa cân: Chỉ nên tăng khoảng 1kg từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 kg mỗi tuần là phù hợp.

Đặc điểm thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ.

giai đoạn
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 32 và 40

Tuần 27 đến tuần 28.

Lúc này bé đã nặng hơn 900g. Phổi đã dần hoàn thiện, có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn rất yếu.

Tuần 29.

Từ tuần 29 bé có những phát triển vượt bậc về phổi và các hệ cơ quan. Giai đoạn này, hộp sọ của bé to ra đáng kể để não phát triển nhanh hơn. Sự phát triển của não cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý bổ sung những dưỡng chất này nhé.

Song song với sự phát triển của não là khung xương của bé. Để khung xương bé được phát triển tốt mẹ hãy cung cấp đầy đủ canxi cho bé.

Lúc này, bé dài khoảng 38,6 cm và nặng hơn 1kg.

Tuần 30.

Tuần thứ 30, bé bắt đầu nhận các kháng thể từ mẹ. Điều này sẽ tạo cho bé một hệ miễn dịch kéo dài trong 1 tháng sau khi sinh. Chúng sẽ bảo vệ bé khỏi bệnh tật và nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh.

Hàng tỷ những kết nối thần kinh bắt đầu phát triển trong não của bé. Đây là giai đoạn những tế bào thần kinh của bé phát triển với tốc độ chóng mặt, bé bắt đầu có thể mút, nuốt và sẵn sàng bú khi chào đời.

Trong giai đoạn này, bé sẽ tăng cân nặng khoảng 0.2kg trên tuần.

Tuần 31:

Lúc này, thính giác của bé bắt đầu phát triển vượt bậc. Bé có thể nghe và phản ứng với những âm thanh bên ngoài. Cũng trong giai đoạn này, bé bắt đầu rụng đi lớp lông tơ bao phủ khắp cơ thể. Thay vào đó lớp mỡ dưới da được hình thành và làm chức năng giữ ấm cho bé. Lúc này, bé nặng khoảng 1,4kg và đặt chiều dài 46cm.

Cũng trong tuần này, não bé tiếp tục phát triển nhanh chóng mặt. Bé có thể bắt đầu xử lý thông tin, phát triển 5 giác quan và có thể ngửi thấy mùi. Bé cũng bắt đầu duỗi đạp thoải mái và mút ngón tay của mình.

Tuần 32:

Giai đoạn này, các móng tay và móng chân của bé đã mọc hoàn thiện. Tất cả các hệ cơ quan đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, trừ phổi của bé. Hệ tiêu hóa chính là cơ quan được hoàn thiện nhất trong lúc này, chúng sẽ giúp bé có thể tiêu hóa sữa mẹ thay cho nước ối. Có thể nói, bé đã sẵn sàng chào đời. Lúc này bé nặng khoảng 1,8kg và dài khoảng hơn 48cm.

Tuần 33 đến 34.

Bé đã đạt kích thước đủ sinh khi đến tuần 33, 34. Tất cả mọi cơ quan đã hoàn thiện. Giờ đây bé đã có thân nhiệt ổn định để ra môi trường bên ngoài. Cân nặng của bé vào khoảng 2.1kg. Bé hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu đưọc sinh ra trong khoảng thời gian này.

Tuần 35 đến 36.

Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ chịu rất nhiều mệt mỏi. Mẹ sẽ bị đau vùng chậu nhiều hơn do áp lực từ đầu của em bé. Khoảng thời gian này, mẹ bầu hãy gác lại mọi công việc và nghỉ ngơi dưỡng sức. Đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Đến tuần này, bé đã rụng hầu hết lớp lông tơ bao quanh cơ thể. Bé nặng khoảng 25kg và dài hơn 46cm.

Tuần 37 đến 38.

Bé đã sẵn sàng ra đời rồi mẹ nhé. mọi cơ quan của bé đã hoạt động tốt và đúng chức năng của chúng. Bé đã có thể cử động thoải mái và linh hoạt rất nhiều. Từ giai đoạn này trở đi mẹ hãy chú ý vì bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào đấy nhé. Can nặng bé ở tuần này vào khoảng 3kg và đạt chiều dài gần 50cm.

Tuần 40.

Đến thời gian sinh rồi mẹ bầu nhé. Bé đã đạt được chiều cao tối đa 53cm và có cân nặng dao động từ 3,4 đến 3.6kg. Bé đã có đủ lông mi, lông mày và tóc. Các hệ cơ quan hoàn toàn hoạt động tốt. Bé đã sẵn sàng cho hành trình vượt cạn.

Nếu có nhu cầu thăm khám, bạn có thể nhấn  đặt lịch khám ngay hoặc trực tiếp đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được bác sĩ tư vấn.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN