Thai trứng là gì – Những điều chị em phụ nữ cần biết

24/01/2023

Thai trứng không còn là khái niệm xa lạ với các chị em phụ nữ đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên có rất ít người có thể hiểu rõ thai trứng là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý này.

thai trứng
Tử cung của người bình thường và người gặp phải tình trạng chửa trứng

Thai trứng là gì?

Thai trứng hay còn gọi là chửa trứng là tình trạng phát triển không bình thường của rau thai. Một phần bánh rau phát triển quá nhanh dẫn đến tình trạng bị thoái hóa thành các túi chứa dịch. Những túi dịch này liên kết với nhau ở tử cung mẹ, ngăn cản sự phát triển của bào thai.

Phân loại:

Dựa theo đại thể chia 2 loại:
  • Thai trứng hoàn toàn: không có thai nhi, đa phần là gai rau phồng to thành những nang chứa đầy nước như chùm nho.
  • Thai trứng không hoàn toàn: có một phần thai nhi, và hoàn toàn không có khả năng phát triển. Đa số thai trứng dạng này bị sảy sớm trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Dựa theo vi thể cũng có 2 loại:
  • Thai trứng ác tính: có lớp hợp bào mỏng, từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong có xu thế tràn vào niêm mạc, ăn sâu vào cơ tử cung, gây xuất huyết trong ổ bụng.
  • Thai trứng lành tính: ngược lại với ác tính khi lớp hợp bào không bị phá vỡ do vậy lớp đơn bào không ăn vào trong cơ tử cung.

Đây là một bệnh lý lành tính, có thể gặp ở bất kì phụ nữ mang thai nào tuy nhiên sẽ bệnh này có thể biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi nếu như không biết rõ dấu hiệu cũng như cách điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của thai trứng

Môi trường

Điều kiện sống thiếu thốn, thai phụ không được chăm chút, chú trọng về mặt dinh dưỡng, phải lao động vất vả, thường xuyên bị stress, môi trường xung quanh bị ô nhiễm (khói bụi, nước bẩn),… cũng là một trong những yếu tố nguy cơ.

Độ tuổi

Phụ nữ mang thai sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lý khoảng 5,2%, cao hơn nhiều so với những trường hợp mang thai ở độ tuổi 20. 

Nhiễm sắc thể bất thường

  • Với dạng toàn phần: theo các báo cáo nghiên cứu khoa học về di truyền học tế bào đã cho thấy khoảng 94% ca mắc bệnh có nhiễm sắc thể là 46XX. Là sự kết hợp từ một tinh trùng thụ tinh với một noãn không có nhân. Khoảng 4 – 6% trường hợp chửa trứng toàn phần có nhiễm sắc thể 46XY.
  • Với dạng bán phần: mặc dù khả năng ác tính của dạng bán phần thấp hơn dạng toàn phần, nhưng trong dạng này có sự xuất hiện của cả thai nhi và nhau thai. Do có hai tinh trùng kết hợp với một noãn bình thường.

Hệ miễn dịch yếu

Thai phụ có thể chất yếu hoặc suy kiệt, đã từng mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch từ trước, thiếu hụt về mặt dưỡng chất,… có thể khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khác cho mẹ như mắc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần (viêm da, lupus, viêm khớp,…), lượng tiểu cầu thấp, sinh non,… 

Mặc dù các trường hợp lành tính chiếm đa số trong các ca bệnh. Thế nhưng, chúng vẫn có thể chuyển biến thành ác tính nếu bạn không lưu ý và quan tâm những triệu chứng sau đây:
  • Rong huyết: 90% bệnh nhân mắc bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu này. Với những đặc điểm như máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra âm đạo tự nhiên, kéo dài lâu bất thường. Rong huyết thường xảy ra sau khi chậm kinh 1 vài tuần.
  • Thai phụ bị nghén nặng: 25 – 30% thai phụ mắc bệnh chửa trứng có triệu chứng nghén nặng. Với các biểu hiện nôn nhiều, một số trường hợp bị phù, xét nghiệm nước tiểu protein (+).
  • Bụng lớn nhanh: nếu kích thước bụng lớn nhanh hơn so với số tháng tuổi của thai cũng là một dấu hiệu cảnh báo.
  • Không thấy được thai máy: thai máy chính là cách gọi của những cử động đầu tiên ở bé. Khi thai còn nhỏ, mẹ sẽ rất khó cảm nhận được vì chúng rất nhẹ. Và chỉ có thể dùng phương pháp siêu âm khám thai để theo dõi.
  • Có triệu chứng tiền sản giật: những biểu hiện này thường xuất hiện sớm với tăng huyết áp, tăng cân đột ngột; phù mặt, tay chân; đau đầu nặng; mắt mờ hoặc giảm thị lực; đi tiểu ít; thường xuyên buồn nôn và nôn mửa,…
  • Có triệu chứng cường giáp: tính khí thay đổi thất thường, ra mồ hôi nhiều, đỏ mặt, thường xuyên đánh trống ngực và khó thở lúc hoạt động gắng sức, tiểu nhiều, tiêu chảy nhưng không đau bụng, gầy sút nhanh,… Chủ yếu gặp trong chửa trứng toàn phần. 
  • Một số triệu chứng khác: mệt mỏi toàn thân; thiếu máu với da xanh xao, cơ thể yếu ớt, có thể dẫn đến thèm ăn một số vật bất thường như đá cuội, đinh sắt, cát sạn,…).

Những dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán phụ nữ chửa trứng

Lý giải hiện tượng “đến tháng” nhưng không có kinh nguyệt của nữ giới |  Medlatec
Những dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán phụ nữ chửa trứng
Chửa trứng cũng có những dấu hiệu nhận biết như mang bầu thông thường:
  • Không có kinh nguyệt.
  • Nghén nặng: thường nôn nhiều, bị phù nhiều ở chân, tay.
  • Tăng huyết áp.
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Ngoài ra, chửa trứng còn có những dấu hiệu nhận biết nghiêm trọng khác:
  • Rong kinh: đây là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm trên 90% trường hợp mang thai trứng. Máu ra ở âm đạo có màu đen sẫm hoặc đỏ nhạt, xảy ra kéo dài.
  • Bụng to nhanh bất thường: trong trường hợp chửa trứng, bụng phụ nữ to gấp đôi so với người có thai thường. Độ 2-3 tháng chửa trứng tử cung sẽ to bằng 5-6 tháng tuổi thai nhi khác. Nói cách khác đây là triệu chứng tử cung to hơn tuổi thai.
  • Không nghe được tim thai (khi đi siêu âm) và không có hiện tượng thai máy do đó chỉ là túi dịch bám vào tử cung.
  • Có thể có triệu chứng cường giáp (tỷ lệ này chỉ khoảng 10%) với các triệu chứng tim đập nhanh, tuyến giáp to bất thường, run tay, cơ thể toả nhiệt,…

Thai trứng gây ra những hậu quả gì?

Nếu các bà mẹ mang thai mắc phải bệnh lý này nhưng không được can thiệp và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng như: 

Mất máu
  • Tình trạng rong huyết kéo dài khiến lượng máu giảm nhanh. Thai phụ bị suy giảm thể lực, tính khí thay đổi thất thường,… 
Ung thư tế bào nuôi
  • Diễn biến bệnh kéo dài, nhất là trong trường hợp bệnh mang tính chất ác tính sẽ có thể dẫn đến ung thư tế bào nuôi.
Nhiễm độc thai nghén
  • Đây là một tình trạng rất nguy hiểm đối với người mẹ. Vì có thể gây tổn thương các mạch máu và hưởng đến nhiều cơ quan khác (như thận, tử cung, gan,…). Hoặc dẫn đến chứng tiền sản giật và sản giật.
U nang hoàng tuyến
  • Biến chứng này thường xuất hiện ở người mắc bệnh do nồng độ hCG tăng cao.
Thủng tử cung
  • Trong các trường hợp ác tính, khi các túi dịch phát triển và xâm nhập sâu vào lớp cơ tử cung có thể gây thủng tử cung. 

Một số biến chứng khác

  • Suy dinh dưỡng, sẩy thai, cường giáp,…

Cách điều trị thai trứng phổ biến

Chửa trứng là một trong bệnh lý ở phụ nữ mang thai có tỷ lệ tái phát. Dù chỉ khoảng 1-2% nhưng vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm.
Có hai cách điều trị phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay là:

1. Nạo hút thai trứng

Ngay sau khi được chẩn đoán là chửa trứng, cần phải loại bỏ hoàn toàn khối túi dịch ra khỏi tử cung bằng phương pháp nong nạo hoặc hút nạo. Phương pháp này cần thực hiện ít nhất 2 lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn thai trứng.

2. Phẫu thuật cắt tử cung

Phương pháp này chỉ áp dụng cho thai loại ác tính. Thai có dấu hiệu xâm lấn làm thủng tử cung, và phụ nữ không có ý định sinh con nữa. Cắt cổ tử cung mang lại hiệu quả khá cao khi đa phần người bệnh hồi phục tốt sau khi điều trị chửa trứng. Chỉ khoảng 20% bệnh nhân có nguy cơ tiến triển ác tính tới bệnh lý nguyên bào nuôi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thai trứng mà chị em phụ nữ nên hiểu rõ. Nhờ đó có thể theo dõi sức khỏe bản thân, đảm bảo thời kỳ thai nghén thật an toàn.
Nếu có nhu cầu thăm khám, quý khách vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay, hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được chăm sóc tận tình.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN