Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai – Những điều cần lưu ý

14/01/2023

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có bị sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi? Lịch tiêm uốn ván khi có bầu thời gian nào… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay..

Tìm hiểu về căn bệnh uốn ván

tiêm phòng uốn ván
Tìm hiểu về căn bệnh uốn ván

Uốn ván hay còn được gọi với cái tên là chứng phong đòn gánh. Là một trong những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Triệu chứng của bệnh là căng cứng phần lưỡi và hàm. Tiếp đó là toàn cơ thể. Và khi lồng ngực bị tê cứng lại sẽ khiến người bệnh khó thở hoặc không thở được. Cuối cùng dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chính gây ra chứng uốn ván là do chất độc có tên là Neurotoxin. Chúng có trong vi trùng Clostridium tetani đi vào cơ thể thông qua các vết thương ngoài da.

Ảnh hưởng của bệnh uốn ván đối với sức khỏe của mẹ và bé

Đối với em bé

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra thông qua việc tiếp xúc giữa cuống rốn không lành với vi khuẩn uốn ván. Các chứng bệnh này thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên sau khi sinh và liên quan đến các chứng cứng khớp, đau cơ. Nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn đến tử vong.

Vậy nên trẻ sơ sinh cần nhận được kháng thể chống uốn ván của mẹ qua nhau thai để có thể bảo vệ bản thân khi sinh ra.

Đối với người mẹ

Trong quá trình sinh nở, vi khuẩn uốn ván sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường sinh dục và tình trạng phổ biến nhất mà người mẹ có thể gặp phải là uốn ván tử cung.

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu

Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván và số mũi cần tiêm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Sản phụ đã tiêm vắc xin gần đây hay chưa?
  • Số lần mang thai của thai phụ
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai
  • Tuổi của thai nhi

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vắc xin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:

  • Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.
  • Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nắm rõ lịch tiêm uốn ván để biết được mẹ bầu có đang bị muộn hay tiêm sót mũi nào không, từ đó góp phần trả lời cho câu hỏi “Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.

Đặc biệt, cần chú ý một số trường hợp sau:

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu

Nếu chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc không biết đã từng chủng ngừa hay chưa, phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm ít nhất 2 liều trước khi sinh, bao gồm:

  • Mũi 1: Có thể tiêm bất cứ lúc nào, tùy cơ sở y tế và sức khỏe thai phụ. Thường tiêm vào tuần 16 hoặc tuần 20 và tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng. Nhưng phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể kịp thời tạo kháng thể.

Đối với phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ từng sinh con đã tiêm phòng uốn ván và trong vòng 5 năm chưa tiêm thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi. Còn nếu như lần chủng ngừa gần nhất là trên 5 năm thì sản phụ nên tiêm đủ 2 mũi như lần mang thai đầu.

Đối với cả 2 trường hợp, sau sinh, phụ nữ nên tiếp tục tiêm chủng theo lịch.

Đến đây, một số mẹ bầu thường đặt ra câu hỏi: “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”. Câu trả lời ở ngay phần tiếp theo.

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

tiêm phòng uốn ván
Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
  • Nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo nguồn nhập vắc-xin theo đúng tiêu chuẩn.
  • Phụ nữ có thể tham khảo thời gian tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe. Nếu trong giai đoạn đầu của kỳ mang thai, mẹ bầu bị ốm nghén thì có thể xem xét việc tiêm phòng mũi đầu tiên vào khoảng giữa thai kỳ để tránh tăng sự mỏi mệt cho người mẹ và mũi tiêm thứ hai cách thời điểm sinh ít nhất hai tuần để đủ thời gian tạo miễn dịch.
  • Nếu bản thân có tiền sử bị dị ứng với vắc-xin hay bị các chứng bệnh khớp, thận… thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành tiêm.
  • Về các phản ứng phụ khi tiêm mà mẹ có thể gặp phải như cảm thấy buốt, phồng ở vị trí tiêm hay sốt nhẹ thì không nên quá lo lắng vì đây chỉ là những phản ứng bình thường và có thể hết sau khoảng 3-4 ngày.
  • Đối với những phụ nữ có dự định mang thai cũng có thể tiến hành tiêm phòng uốn ván trước như một khâu chuẩn bị để tạo hệ miễn dịch bảo vệ cho bản thân và em bé.

Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?

Tiêm uốn ván cho bà bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn. Trong đó, bị sốt sau khi tiêm là vấn đề mà các mẹ bầu hay gặp phải.

Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi tiếp nhận vắc xin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần.

Tiêm uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi

Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ để tránh việc lây nhiễm khi chuyển dạ. Đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

Vì vậy, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ sẽ không có ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn là việc để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Các loại vắc xin tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hiện có:

Vắc xin Adacel (Canada)
  • Loại vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào.
Vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván Boostrix (Bỉ)
  • Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học GSK.
Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT 
  • Được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Một số mũi tiêm phòng quan trọng khác

Trước khi mang thai

  • Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella ). Nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.
  • Tiêm phòng viêm gan B: Trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe.
  • Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai. Nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm.

Trong khi mang bầu

Đối với thai lần đầu:

  • Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Chị em cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau:

  • Tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván.

Tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở đủ điều kiện tiêm phòng uốn ván. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội  là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Tiêm chủng tại đây, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc chu đáo với nhiều ưu điểm vượt trội. Hãy nhấn đặt lịch khám ngay.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN