Chăm sóc sản phụ sau sinh đúng cách – Đảm bảo sức khỏe mẹ và bé

14/01/2023

Cơ thể mẹ sau sinh thường rất yếu ớt, có thể gặp rất nhiều những biến chứng và bệnh lý. Do đó cần có chế độ chăm sóc phù hợp để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Theo dõi sự phục hồiChăm sóc bà mẹ thời kỳ sau sinh

Người ta thường nói, phụ nữ sinh đẻ như trải qua một cuộc sinh tử, bởi vậy chăm sóc sản phụ sau đẻ thường thật chu đáo để nhanh chóng hồi phục.

1. Ngày đầu sau đẻ:

  • Sản phụ sau sinh sẽ nằm nghỉ trong phòng sinh khoảng 6 tiếng rồi đưa về phòng sau đẻ.
  • Theo dõi thể trạng sản phụ bao gồm: huyết áp, mạch, co hồi tử cung, máu ra âm đạo mỗi lần trong khoảng sau 15 – 30p, trong 2 tiếng đầu, và 1 lần mỗi giờ trong những giờ sau.
  • Đặt trẻ nằm cạnh mẹ.
  • Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống, cách cho con bú và cách chăm sóc vú.
  • Hướng dẫn sản phụ tự co hồi tử cung và khối cầu an toàn sau sinh. Trường hợp mà tử cung mềm có thể xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.
  • Hướng dẫn sản phụ chăm sóc trẻ, theo dõi hiện tượng chảy máu rốn và những dấu hiệu bất thường khác bao gồm: không thở, không khóc, tím tái, không bú,…
  • Nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ: chảy máu nhiều, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, choáng, mệt lả, mót rặn, bí đái,…

2. Tuần đầu sau đẻ:

Cần phải chú ý kế hoạch chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tuần sau là điều cực kỳ quan trọng với chị em:

  • Sản phụ nằm nghỉ ngơi tại phòng sau sinh.
  • Theo dõi thể trạng: huyết áp, mạch, co hồi tử cung và sản dịch 2 lần/ngày.
  • Chế độ ăn uống của mẹ: đa dạng thực đơn, ăn đủ chất, no, uống nước đầy đủ và tránh kiêng khem vô lý.
  • Hướng dẫn cách mặc: mặc đồ rộng rãi, sạch sẽ, thoáng về mùa hè và đủ ấm về mùa đông.
  • Hướng dẫn vệ sinh thân thể: Vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm, tắm nhanh và tránh ngâm mình.
  • Hướng dẫn mẹ thay băng vệ sinh: mỗi ngày nên vệ sinh bộ phận sinh dục 3lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
  • Hướng dẫn và giúp đỡ sản phụ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn (nếu có): cần vệ sinh âm hộ sạch sau khi đại, tiểu tiện và thấm khô. Sau 5 ngày có thể cắt chỉ.
  • Hướng dẫn tự theo dõi sự co hồi tử cung sau sinh: Nếu tử cung mềm thì có thể xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.

3. Sáu tuần sau đẻ:

  • Hướng dẫn sản phụ tự theo dõi toàn trạng mạch: huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch mỗi ngày.
  • Có chế độ làm việc, ăn uống nghỉ ngơi và vận động: nên ngủ đủ giấc và vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt tình dục sau 6 tuần đẻ thường và phải có biện pháp tránh thai thích hợp
  • Hướng dẫn và tư vấn các biện pháp tránh thai.
  • Tiếp tục vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ hàng ngày
  • Theo dõi tử cung sau sinh (như trên)

Chú ý đến việc chăm sóc trẻ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ để xử trí kịp thời.

chăm sóc
Sản phụ sau sinh rất yếu nên cần được theo dõi và chăm sóc.

Những vấn đề về cơ thể mẹ sau sinh thường gặp phải cần được chăm sóc

 •    Nhiễm trùng sau sinh:

Đây là một tai biến sản khoa sảy ra sau quá trình sinh nở,chúng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.
•    Băng huyết sau sinh:

Tình trạng này thường gặp ở những bà mẹ đã sinh con nhiều lần, thai to hoặc đã nạo thai nhiều lần…
    Bế sản dịch:

Đây là hiện tượng sản dịch không thoát được ra ngoài gây ứ đọng trong tử cung. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được và gây nguy hiểm tính mạng.
•    Chứng sản giật :

Là biến chứng của những rối loạn tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
•    Ngoài ra mẹ sau sinh thường còn gặp một vài biến chứng khác như căng tức ngực,tắc tia sữa, đau ở vết rạch tầng sinh môn, bệnh trĩ và táo bón…
•    Mẹ sau sinh cũng có thể gặp các vấn đề về da như mụn trứng cá, rạn da sau sinh, thâm nám…và các bệnh lý về tâm sinh lý như căng thẳng, mệt mỏi, stress, đặc biệt là chứng trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.

Vệ sinh cho sản phụ sau đẻ 24h

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm
  • Vệ sinh vết mổ bằng khăn sạch
  • Mẹ cần chú ý vết mổ, nếu quá đau hoặc có dấu hiệu sưng tấy, bận mủ, hãy cho bác sĩ biết ngay tình trạng của mình.
  • Mẹ có thể chưa cần tắm, nhưng nên lau người bằng khăn ấm.
  • Nên mặc quần áo thoáng, rộng, khô và sạch.
  • Mẹ tuyệt đối không dùng các vật lạ, chất lạ tác động lên vết mổ.

Chế độ dinh dưỡng trong việc chăm sóc sản phụ

  • Thức ăn phong phú, an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
  • Uống đủ 3 lít nước/ngày (cả canh) để tránh táo bón và thiếu sữa, uống bổ sung.
  • Không nên kiêng khem quá mức để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và chất lượng sữa cho con.
  • Hạn chế dùng gia vị cay nóng. Không dùng rượu hoặc thức uống có cồn, cà phê và thuốc lá khi đang nuôi con bú.

Hầu hết các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn khi đói. Nhưng nhiều mẹ có thể rất mệt mỏi hoặc bận rộn nên quên mất bữa ăn của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải lập kế hoạch các bữa ăn đơn giản, lành mạnh bao gồm các lựa chọn thực phẩm từ tất cả các nhóm. Thực phẩm được chia thành 4 nhóm thực phẩm chính:

Nhóm tinh bột: Thực phẩm được làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch, hoặc hạt ngũ cốc.

Chất đạm: Chọn các loại thịt và gia cầm có hàm lượng chất béo thấp. Thay đổi thói quen protein của mẹ, như chọn nhiều cá hơn thịt. Có thể chọn đạm có nguồn gốc từ thực vật như tàu hủ hay các loại đậu khác.

Chất béo: Nên dùng dầu mè, dầu oliu,… nên hạn chế mỡ hay chất béo động vật.

Rau xanh và trái cây: Mẹ nên chọn rau sạch và trái cây tươi theo mùa.

Vận động

  • Mẹ sau đẻ 24h chỉ nên vận động nhẹ nhàng như ngồi dậy, trở mình. Không nên đi lại trong giai đoạn này.
  • Mẹ chỉ đi lại sau đó một ngày, tránh không vận động nặng.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

  • Đảm bảo ngủ đủ ít nhất 8 tiếng/ngày, tranh thủ ngủ khi bé ngủ.
  • Không nên chỉ ở trong nhà, cần ra ngoài đi dạo nhẹ nhàng thay đổi không khí.
  • Có thể làm việc yêu thích khi rảnh như nghe nhạc, đọc sách thư giãn…

Một số các vấn đề khác đối với việc chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h

  • Nếu tử cung của mẹ quá đau, có thể chườm nóng hoặc uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong 24h sau sinh, sản dịch của mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều. Vì vậy, mẹ cần dùng băng vệ sinh lớn, thấm hút tốt.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ
  • Luôn giữ khô vùng kín
  • Mẹ nên cho con bú trong 1h đầu tiên sau khi sinh. Đây là thời điểm xuất hiện sữa non, dinh dưỡng vàng cho bé. Nó không chỉ giúp bé được đảm bảo về sức khỏe, mà còn giúp tử cung của mẹ co hồi tốt hơn. Đồng thời, việc cho con bú sẽ giúp mẹ phòng ngừa tình trạng băng huyết và viêm vú.
  • Nếu mẹ không cho con bú hoặc cho con bú không đúng cách, có thể dẫn đến một số các bệnh sau: viêm vú, áp xe vú, cương tức tuyến vũ.
  • Trong những giờ đầu sau sinh, mẹ cần được quan tâm về tinh thần để hạn chế nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Thủ tục cấp giấy chứng sinh

  • Cần cung cấp cho bệnh viện bản photo sổ hộ khẩu của mẹ.
  • Giấy chứng sinh được cấp khi sản phụ làm thủ tục ra viện.

Tái khám sau sinh

  • Sau sinh thường : 4 tuần
  • Sau sinh mổ: 2 tuần

 Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ

chăm sóc
Chị em cần phải có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị sẵn tâm lý cho quá trình làm mẹ.

Trong kế hoạch chăm sóc sản phụ sau đẻ thường là việc quan trọng để giúp mẹ nhanh chóng bình phục. Bởi vậy cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết để chuẩn bị sẵn tâm lý cho quá trình làm mẹ dễ dàng hơn:

  • Phục hồi sức khỏe cho sản phụ nhanh chóng.
  • Làm tử cung co chắc hơn và giảm mất máu.
  • Giảm nguy cơ biến động không tốt cho bà mẹ (rét run, bí đái,…).
  • Giúp sự xuống sữa ở mẹ nhanh hơn, làm tử cung co tốt hơn gây tăng tiết oxytocin nội sinh và tăng tình cảm mẹ con.
  • Giảm nguy cơ xảy ra những tai biến thời kỳ sau sinh như nhiễm khuẩn, chảy máu…
  • Chuẩn bị kiến thức chăm sóc bản thân và cho trẻ sau này.
  • Luôn tạo môi trường thoải mái tích cực cho mẹ tiện lợi trong việc chăm sóc bản thân và trẻ. Luôn chú ý những cảm xúc bất thường, lo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ,…
  • Sản phụ sau sinh nên nằm đầu thấp trong 2 tiếng đầu. Luôn đảm bảo phải đủ giấc ngủ và hướng dẫn vận động nhẹ sau 6 giờ.

Nếu sản phụ xuất hiện những bất thường nào thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Để có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp với thể trạng mẹ bầu, bạn có thể hỏi ý kiến các y bác sĩ thuộc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn và chăm sóc kĩ lưỡng. Hãy nhấn vào nút đặt lịch khám ngay nếu bạn có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN